Cảnh giác với cơm giá rẻ

Chỉ cần cho một gói vào 3kg gạo là giúp hô biến gạo thành cơm nhanh chóng và lượng cơm bằng nấu 7-8 kg gạo.

 Cơm giá rẻ ẩn chứa mầm mống gây bệnh

Một buổi trưa nắng, trong vai trò một thợ phụ hồ tìm quán cơm bình dân ăn trưa. Tôi ghé vào một quán cơm được kẻ biển “siêu rẻ” giá 18- 20.000đ/xuất. Chủ quán là một phụ nữ trung tuổi, dáng người to béo, đẫy đà giọng nói sang sảng và có điệu cười mà ai cũng phải nhớ vì nó quá to. Trong khi tôi đang loay hoay không biết chọn món nào cho bữa trưa của mình thì bà chủ quán rất xởi lởi đong 1 bát cơm trắng to đùng cho tôi rồi gắp thức ăn vào đĩa miệng không ngớt lời quảng cáo“. Anh giai cứ chọn thoải mái quán em cơm ngon, thức ăn nhiều, giá lại rẻ”.

Theo tìm hiểu, tại quán cơm siêu rẻ của chị Vinh ngày nào cũng vài trăm khách ăn trưa, và tối. Mặc dù cửa hàng cơm của chị Vinh nằm khuất trong ngõ nhỏ, nhưng do giá cả phải chăng, chủ quán lại xởi lởi thường cho khách thêm cơm canh nên “tiếng lành đồn xa”. Tuy nhiên, để có  giá cơm siêu rẻ như vậy, thông thường các chủ quán phải sử dụng công nghệ nấu cơm “đặc biệt” mà ít ai biết. Đó là, sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ bỏ vào nửa chén chất bột màu trắng rồi lấy gạo đổ vào (chất bột này được có tác dụng làm gạo nở và cơm nhanh chín- PV). Khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với hơn 5kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to tướng cả trăm người ăn không hết. Bà chủ quán chia ra làm hai, ba nồi, sau đó đưa ra bán cho khách với giá “siêu rẻ”.

Theo quan sát bằng mắt thường, thì bên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập. Xé vỏ giấy ra thì thứ bộ trắng, nhỏ mịn như đường cát này có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc.

Dùng nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo Ths.BS. Vũ Đức Chung- Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân y 354 Hà Nội cho biết: Để giúp cơm nở và các thực phẩm chín có hai nhóm phụ gia thường được sử dụng đó là: baking soda và baking powder nằm ở các thành phần kim loại và acid của chúng, như natri, kali, nhôm, acid citric, acid tartaric…, nhưng thực tế đây là các acid yếu và vô hại, còn các kim loại chỉ có hại khi sử dụng quá nhiều do chúng không thể bay hơi khỏi thức ăn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng thì gây nhiều tác hại. Ngoài ra, có nhiều chủ hàng vì ham lợi nhuận cao, người bán dùng các sản phẩm từ xút soda dùng trong công nghiệp thì sẽ rất nguy hiểm, vì đây là hóa chất dùng để sản xuất xà phòng, rất độc hại có thể gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày cho người sử dụng. Loại phụ gia được dùng trong thực phẩm đòi hỏi phải tinh khiết tuyệt đối. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế nên các nhà sản xuất thường chế biến phụ gia theo kiểu tự chế, có lẫn nhiều tập chất hóa học, có lẫn kim loại nặng như: chì, thủy ngân thì người ăn vào sẽ có nguy cơ bị ung thư. Ngay cả hương liệu, phẩm màu, gia vị… nếu dùng không đúng loại cho phép dùng trong thực phẩm hoặc quá liều lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.

Hiện nay, các cơ quan chức năng, vẫn khuyến cáo người dân nên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhưng vấn đề là các đối tượng tiêu thụ ở các quán cơm bình dân “siêu rẻ; hầu hết là dân lao động nghèo. Như vậy, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, việc nâng cao ý thức cho những người bán hàng, và cả những người tiêu dùng cần được làm ngay nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận