Chế độ ăn quan trọng như thế nào trong điều trị suy thận

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận, hạn chế biến chứng của bệnh. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm chậm diễn tiến các giai đoạn của suy thận mạn.
Chế độ ăn cho người bị suy thận còn được gọi là chế độ ăn thấp protein. Đó là một chế độ ăn giúp hạn chế tăng ure máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Đối với những bệnh nhân suy thận, chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh và làm chậm hoặc ngăn ngừa những diễn biến nặng hơn của bệnh. Việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên tắc chung trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận

Chế độ ăn hợp lý đối với bệnh nhân suy thận là chế độ ăn mà hạn chế được sự tăng ure máu và làm chậm bước tiến của quá trình suy thận. Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn cũng như cụ thể trên từng bệnh nhân thì sẽ có những lưu ý riêng về chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn của người suy thận sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

  • Hạn chế đạm (Protein) trong khẩu phần ăn, thay vào đó dùng các protein có giá trị sinh học cao nghĩa là cung cấp đủ acid amin cơ bản cần thiết cho cơ thể và tỷ lệ hấp thu cao. Chế độ ăn ít đạm sẽ làm giảm gánh nặng cho quá trình đào thải acid, ure và các nito protein khác cho thận và giảm quá trình xơ hóa cầu thận do đó sẽ hạn chế sự gia tăng ure máu.
  • Giàu năng lượng, đảm bảo cung cấp đủ các nhu cầu về dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa protein trong cơ thể.
  • Cung cấp đủ vitamin, các yếu tố vi lượng, yếu tố chống thiếu máu.
  • Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, đủ calci, ít phosphat.

Người bị suy thận nên ăn gì?

Các chất bột ít đạm

Người bị suy thận nên ăn các chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Người bị suy thận nên ăn các chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở...
   Người bị suy thận nên ăn các chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến,                                           khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Thực phẩm có chỉ số đường thấp

Những bệnh nhân suy thận kèm tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

Thực phẩm có giá trị đạm sinh học cao

Nên ăn đa dạng, chú ý các loại thực phẩm đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, sữa, trứng. Nếu bị kèm rối loạn mỡ máu, bệnh nhân chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, ăn cách ngày; ăn thịt bò 1-2 lần/tuần; ăn cá biển 2 lần/tuần. Người bệnh nên chọn các loại sữa ít đường. Bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo nên chọn dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu… mỡ cá để bổ sung chất béo.

Các loại rau

Người bệnh có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… ở giai đoạn bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh nhân bị kèm tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Người bị suy thận không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm có thể làm tăng kali máu

Các loại thực phẩm có thể làm tăng kali máu như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ…

Các loại rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu cũng không tốt cho người bị suy thận.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…
Người bị suy thận không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol
               Người bị suy thận không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Thực phẩm có nhiều phốt-pho

Thực phẩm có nhiều phốt-pho như tôm khô, lòng đỏ trứng, lá lốt, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

Thực phẩm có nhiều muối natri

Thực phẩm có nhiều muối natri. Thói quen ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây suy thận và một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, cần phải hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, mắm, cá/tôm khô, trứng muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Không uống quá nhiều nước

Người bị suy thận không nên uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ làm cho cơ thể người bệnh phù nhiều hơn, khó kiểm soát huyết áp. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn, đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước nên uống trong ngày là  300 – 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, người bệnh nên có những ài thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dinh dưỡng như thế nào với bệnh nhân trước khi lọc máu chu kỳ?

Nhu cầu năng lượng của người suy thận trước khi lọc máu

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo
                 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo

Chất đạm: Nhu cầu về chất đạm tùy thuộc vào mức độ của bệnh, trung bình khoảng 0,8g/kg/ngày.

  • Việc giảm đạm trong khẩu phần góp phần giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, đồng thời làm chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.
  • Có thể xem xét bổ sung keto/aminoacid theo chỉ định của bác sĩ nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hoặc không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao

Chất béo: < 30% tổng năng lượng khẩu phần.

Chất bột đường:  55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nếu bệnh nhân bị kèm tiểu đường thì nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp .

Các vitamin và khoáng chất:

  •  Canxi (900-1200mg/ngày);
  •  Phốt pho (300 – 600mg/ngày);
  •  Natri: 1000 -2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp;
  •  Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít;
  •  Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay;
  •  Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.

Thực đơn mẫu cho người suy thận trước lọc máu

Dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng cần thiết, người suy thận trước lọc máu chu kỳ có thể tham khảo thực đơn mẫu với 3 bữa chính như sau:

  • Bữa sáng: Một bát phở bò tương đương với 60gr phở và 20gr thịt bò nạc.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng tương đương 100gr gạo tẻ, 50gr thịt lợn nạc luộc (khoảng 5 miếng cắt mỏng), 100gr rau bắp nấu canh ( lưng bát con rau) , tráng miệng bằng 1 quả cam.
  • Bữa tối: 2 bát cơm trắng tương đương 100gr gạo tẻ, 50gr cá kho (Khoảng 5 miếng cá thái mỏng), 50gr su su luộc (nửa bát con)

Ngoài ra buổi sáng có thể có bữa phụ với 200ml sữa tươi, bữa phụ buổi chiều với 80gr khoai lang luộc (1 củ )

Dinh dưỡng như thế nào với bệnh nhân sau khi lọc máu chu kỳ?

Nhu cầu năng lượng của người suy thận sau lọc máu

  • Nhu cầu đạm của bệnh nhân suy thận đã lọc máu định kỳ phụ thuộc vào số lần lọc máu trong một tuần:
  • Lọc máu 1 lần/ tuần thì số lượng đạm là 1g/kg cân nặng sau lọc máu/ ngày.
  • Lọc máu 2 lần/ tuần số lượng đạm là 1.2g/kg cân nặng sau lọc máu/ ngày.
  • Lọc máu 3 lần/ tuần số lượng đạm là 1.4g/kg cân nặng sau lọc máu/ ngày.

Trong đó tỷ lệ đạm động vật/ đạm thực vật ≥ 50%

  • Cần cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, trung bình nhu cầu năng lượng là 30-35 kcal x CNNC/ ngày trong đó CNNC là cân nặng nên có. 
  • Ở nam CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 22
  • Ở nữ CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 21
  • Lipid chiếm 15-20% năng lượng trong đó ⅓ là acid béo no, ⅔ là acid béo không no.
  • Giảm muối: Lượng muối ăn trong ngày 2-3gr muối tương đương 2-3 thìa 5ml nước mắm.
  • Giảm photpho, cung cấp <1gr/ ngày.
  • Giảm Kali nếu Kali máu > 5mmol/l thì giảm <1gr/ ngày.
  • Lượng nước đưa vào trong ngày phù hợp, lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300-500ml nước (mất qua mồ hôi, hơi thở).
  • Lượng nước đưa vào bao gồm cả lượng dịch truyền, nước canh, sữa…

Thực đơn mẫu cho người suy thận sau lọc máu

   Bệnh nhân suy thận lọc máu chu kỳ có thể tham khảo thực đơn sau: 

  • Bữa sáng: 2 lát bánh mỳ tương tương 200gr, 2 quả trứng gà ốp la.
  • Bữa trưa: 2 lưng bát cơm tương đương 100gr gạo tẻ, 50gr thịt lợn nạc rim (khoảng 5-6 miếng thịt thái mỏng), 100gr bí xanh luộc (Lưng bát con).
  • Bữa tối: 2 lưng bát cơm tương đương 100gr gạo tẻ, thịt lợn nạc luộc 50gr (5-6 miếng thịt thái mỏng), một chả lá lốt tương đương 20gr thịt, 100gr củ cải luộc (lưng bát con rau)
  • Ngoài ra có thể thêm 1 bữa phụ buổi chiều với 100gr thanh long (3-4 miếng)

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận