Chế độ ăn cho trẻ béo phì một cách khoa học mà bạn cần biết

Bệnh béo phì đang trở nên phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em. Chế độ ăn uống không phù hợp làm trẻ tăng cân, thừa chất và gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Quá trình giảm béo ở trẻ khá khó khăn vì nhiều trẻ chưa nhận thức về bệnh và đã quen với thói quen cũ. Để giảm cân ở trẻ các bậc phụ huynh phải tìm hiểu về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ em béo phì.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn trong việc giúp giảm cân ở trẻ thừa cân, béo phì?

Chế độ ăn cho trẻ em béo phì rất quan trọng

Béo phì là tình trạng chất béo trong cơ thể tích tụ quá mức. Để giảm cân cho trẻ thừa cân chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc giảm cân phụ thuộc 80% vào chế độ ăn uống. Ở Việt Nam trẻ em đang tiêu thụ phổ biến các thực phẩm có nhiều calo như: gà rán, khoai tây chiên, nước ngọt,.. Việc nhiều calo đi vào cơ thể và ít vận động làm cho trẻ tích tụ nhiều chất béo, gây béo ở trẻ. Việc thay đổi chế độ ăn cho trẻ béo phì thành các loại rau củ, trái cây, hạt có nhiều vitamin, chất xơ vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mà lại giúp trẻ giảm cân do lượng calo hấp thu ít nước. Các tinh bột tốt từ gạo lứt, khoai lang hay protein lành mạnh từ thịt nạc, cá hồi, ức gà,..vừa có lượng calo ít, lại giúp no lâu, làm giảm cơn đói ở trẻ.

Theo viện y học của học viện Quốc gia, trẻ em từ 7 đến 10 tuổi sẽ cần 71,4kcal/kg mỗi ngày. Ví dụ với một bé gái 8 tuổi hay vận động, nặng 40kg, BMI là 30 đang có tình trạng béo phì, trung bình mỗi ngày trẻ sẽ tiêu thụ  lượng kcal là 1920 kcal. Như vậy khi thay đổi chế độ ăn uống ở trẻ béo phì, chúng ta chỉ cung cấp chế độ dinh dưỡng 1200 kcal. Lượng calo đi vào ít hơn lượng calo tiêu thụ sẽ kích thích cơ thể chuyển hóa các mô mỡ tích tụ để sinh năng lượng cung cấp cho cơ thể. 

2. Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý điều gì?

2.1. Nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì

+ Nguyên tắc đầu tiên trong chế độ ăn cho trẻ béo phì là nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn nhiều vào bữa sáng và trưa, ăn ít vào bữa tối (nhất là sau 20 giờ). Không cho trẻ ăn và uống sữa trước giờ đi ngủ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để kích thích sự trao đổi chất của cơ thể

+) Lượng calo vào cơ thể luôn nhỏ hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ là nguyên tắc vàng của quá trình giảm cân. Vì vậy lựa chọn các loại thức ăn phù hợp, có lượng calo ít, nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng luôn là sự quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi xây dựng thực đơn theo chế độ ăn cho trẻ béo phì.

+) Khống chế lượng đồ ăn trong chế độ ăn của trẻ béo phì, nhiều trẻ có thói quen ăn vô tội vạ, ăn liên tục khi xem phim, lướt web, điều này dẫn đến tăng cân ở trẻ

+) Uống nhiều nước mỗi ngày. Nhiều người chủ quan về vấn đề này, thay vì uống nước ngọt, nước có ga, việc uống đủ nước là nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì vì nó giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể

+) Cách chế biến cũng là nguyên tắc quan trọng trong quá trình giảm cân của trẻ. Các món chiên, rán, xào nên được loại bỏ, thay vào đó là món luộc, hấp,.. Các món ăn chế biến đơn giản, ít dầu mỡ rất tốt cho chế độ ăn của trẻ béo phì

+ Nguyên tắc “đảo ngược” trong chế độ ăn cho trẻ béo phì là nên ăn ngược lại với thói quen bình thường là nên ăn rau, canh trước, sau đó đến các loại thịt và tinh bột.

+) “Ăn kĩ no lâu” cũng là nguyên tắc được nhiều người truyền tai nhau, việc nhai chậm, kĩ làm nước bọt tiết ra một loại enzyme tiêu hóa thức ăn trước khi xuống dạ dày, đến khi xuống dạ dày thì dạ dày không tiết ra loại enzyme này nữa, làm chúng ta có cảm giác no lâu hơn

2.2. Trẻ béo phì nên ăn gì?

+ Đặc biệt lưu ý nên cho trẻ em béo phì ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây nhiều chất xơ, vitamin. Nên cho trẻ ăn các loại trái cây thay vì uống nước ép để trẻ hấp thu hết các chất xơ, trẻ sẽ cảm giác no lâu hơn

Trẻ em thừa cân, béo phì nên ăn nhiều rau, củ, quả

+ Ưu tiên lựa chọn các loại protein lành mạnh như cá hồi, tôm, ức gà, thịt nạc, trứng gà…

+ Cách lựa chọn tinh bột tốt cũng rất tốt cho chế độ ăn của trẻ béo phì. Tinh bột tốt là tinh bột hấp thu chậm, có nhiều khoáng chất và chất xơ, nên giúp no lâu hơn, Vì vậy trẻ béo phì nên chọn tinh bột từ gạo lứt, khoai lang, bột mì nguyên cám.. 

+ Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu nành,.. thay vì dầu từ động vật

+ Nên ưa tiên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt, hoặc có khả năng tăng cường trao đổi chất như bưởi, cam, ổi,.. Đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ béo phì

+ Cà phê đen, trà xanh, trà chanh.. cũng rất tốt cho quá trình giảm cân, có thể lựa chọn áp dụng trong chế độ ăn cho trẻ béo phì

2.3. Trẻ béo phì không nên ăn gì?

Trẻ béo phì không nên ăn thức ăn nhanh

+ Không nên cho trẻ béo phì ăn các chất béo như thịt mỡ, thịt ba chỉ,…

+ Không nên  cho trẻ uống nước ngọt có ga, nhiều đường như coca cola, pepsi, cà phê sữa,..

+ Không nên cho trẻ ăn các món nhiều năng lượng như socola, bánh kẹo, kem, nước ngọt, xúc xích,…

+ Trẻ béo phì không nên ăn mặn, vì như vậy sẽ gây tích nước và gây khó khăn trong quá trình giảm cân

+ Các thức ăn nhanh như hamburger, bánh mì,.. cũng không nên cho trẻ ăn nhất là trẻ béo phì

2.4. Một vài mẫu thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

Những thực đơn giảm cân trong chế độ ăn cho trẻ em béo phì nhưng không kém phần hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Thực đơn 1: Ngô luộc + mướp xào cùng dầu ô liu + ức gà áp chảo + súp lơ xanh luộc

Thực đơn 2: Khoai lang Nhật luộc + Thịt bò xào măng tây + Bắp cải luộc + 1 quả cam 

Thức đơn 3: Bánh mì đen nguyên cám + Trứng rán bằng dầu ô liu + Salad rau xà lách xoăn + dưa chuột + cà rốt 

Thực đơn 4: Cơm gạo lứt + thịt heo nạc + đậu phụ luộc + rau khoai luộc + 1 ly nước ép cần tây 

Thực đơn 5: Bún gạo lứt + tôm luộc + trứng gà luộc + bắp cải tím thái mỏng luộc

3. Ngoài chế độ ăn trẻ béo phì cần làm gì để giảm cân hiệu quả, an toàn?

+ Ngoài chế độ ăn cho trẻ béo phì thì vận động là sự lựa chọn tiếp theo để quá trình giảm cân hiệu quả và an toàn. Các môn thể thao như chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, đá bóng,.. thường được lựa chọn trong quá trình giảm cân của trẻ. Việc vận động giúp tăng cơ, giảm mỡ tích tụ trong cơ thể. Nên phối hợp vận động 30 phút đến 2 tiếng mỗi ngày hoặc tập 2-3 buổi/ tuần. 

+ Thay đổi thói quen sinh hoạt: đi ngủ sớm dậy sớm, ngủ trước 11 giờ, ngủ đủ giấc,.. đều có vai trò quan trọng trong quá trình giảm cân của trẻ em béo phì.

Cao Thị Cẩm Tú

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận