Chứng táo bón người già gây hậu quả gì?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Bệnh lý đường tiêu hóa của Mỹ, khoảng 16% dân số thế giới bị táo bón. Đối tượng dễ mắc táo bón nhất là người già và trẻ em. Táo bón người già gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vậy, táo bón người già có nguy hiểm không? Táo bón người già có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Chứng táo bón người già gây nên những hậu quả gì?
Chứng táo bón người già gây nên những hậu quả gì? (ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón người già

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón người già, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là ít uống nước và chế độ ăn thiếu chất xơ.

Một số trường hợp bị táo bón người già là do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau, chống viêm khi sử dụng trong một thời gian dài.

Người già bị các bệnh lý như đái tháo đường, Parkinson và suy tuyến giáp có nguy cơ mắc táo bón cao.
Sự thay đổi hoocmon trong thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh cũng là một trong các nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ.

Xem thêm: Táo bón ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Táo bón người già có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Chứng táo bón càng kéo dài thì hậu quả nó gây ra càng nghiêm trọng. Sau đây là những vấn đề về sức khỏe mà người bị táo bón có thể gặp phải.

Chứng sợ ăn

Những người bị táo bón thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, sợ đi ngoài. Chính vì vậy, họ thường biếng ăn, sợ ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể.

Thay đổi tâm lý, stress

Táo bón người già có thể gây stress, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Táo bón người già có thể gây stress, mệt mỏi, suy nhược cơ thể (ảnh: Internet)

Cảm giác khó chịu, bực bội, ăn ngủ thất thường sẽ khiến sức khỏe bệnh nhân sa sút.

Trĩ nội, trĩ ngoại

Chứng táo bón kéo dài có thể sẽ gây ra bệnh trĩ. Do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi người bệnh gắng sức rặn đi ngoài làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra. Mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân, gây đau đớn cho người bệnh.

Tắc ruột

Khối phân rắn tích trữ lâu ngày trong đại trực tràng có thể gây ra hiện tượng tắc ruột. Biểu hiện đầu tiên là đau bụng từng cơn, sau đó đau liên tục, bụng chướng, không đánh hơi, không đi ngoài được, sờ thấy khối rắn ở tiểu khung, …
Suy kiệt – nhiễm độc mạn

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, sinh ra các chất có hại ngấm. Những chất độc này khi hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Người bệnh có thể bị kích thích thần kinh, làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu, ăn kém. Lâu dài, bệnh nhân sẽ bị sút cân, thiếu máu, da xanh, khô xấu, …

Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng

Phân của người táo bón thường khô và cứng nên có đậm độ các độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng, dễ gây ung thư.

Tăng biến chứng cho những bệnh nhân mạn tính

Người bị cao huyết áp, tim mạch, xơ gan cổ chướng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, Hen,…), … nếu bị táo bón rất nguy hiểm. Người bị táo bón phải rặn nhiều khi đi ngoài. Điều này gây tăng áp lực máu, tăng nguy cơ tắc mạch máu não, lên cơn khó thở, cơn hen,…

Tăng nguy cơ viêm ruột thừa

Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến cho người bệnh còn dễ viêm ruột thừa. Táo bón lâu ngày khiến cho ruột già bị suy yếu, dãn ra, tạo thành các túi thừa đại tràng, gây nguy cơ thủng ruột.

Viễn Trinh (Thầy thuốc Việt Nam)

Xem thêm: Chứng táo bón người già gây hậu quả gì?

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận