Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Nguyên nhân và cách xử lý

Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là những triệu chứng phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhanh, ăn đồ ăn khó tiêu, hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý nhé. 

1. Thế nào là chướng bụng, đầy hơi?

Chướng bụng, đầy hơi 

Chướng bụng, đầy hơi là hiện tượng lượng hơi trong đường tiêu hóa tăng lên, nguyên nhân là do sự rối loạn lên men vi sinh vật ( vi khuẩn đường ruột). Hậu quả là vùng bụng trên rốn căng cứng, chướng lên, cảm giác no tức ở vùng bụng kèm theo biểu hiện xì hơi, ợ hơi liên tục. Nguyên nhân là hơi sinh ra do quá trình chuyển hóa thức ăn bị ứ lại, nên thoát ra ngoài theo đường hậu môn hoặc đi ngược lên gây ợ hơi.

2. Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nguyên nhân có thể do:

2.1 Chế độ ăn uống không hợp lý:

Chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ với chướng bụng, đầy hơi. Đầu tiên do thói quen ăn uống như ăn quá nhanh, nhai không kỹ khiến cho thức ăn khó tiêu hóa.  Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa làm việc khác như xem ti vi, nói chuyện,… vô tình nuốt nhiều bọt khí gây cảm giác khó chịu, đầy hơi. Ngoài ra, ăn quá no, ăn không đúng giờ, nằm ngay sau khi ăn cũng là nguyên nhân gây chướng bụng.

Bên cạnh đó, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đặc biệt là vi khuẩn, HP, lỵ amip.

2.2 Thực phẩm gây chướng bụng

Thức ăn quá nhiều tinh bột, dầu mỡ

Một số loại thực phẩm khó tiêu, nhất là khi dung nạp quá nhiều. Thức ăn quá nhiều tinh bột, dầu mỡ, cà phê, nước có ga,..cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng. Sữa rất  tốt cho cơ thể, tuy nhiên trong sữa có chứa một thành phần là lactose. Nếu uống quá nhiều sữa, cơ thể không đủ enzyme lactase để phân hủy tạo nên cảm giác khó tiêu.

2.3 Tác dụng phụ của kháng sinh

Sử dụng kháng sinh vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra một số thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa trầm cảm, thuốc tiểu đường, giảm đau… Tác dụng phụ của các thuốc này là gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cho người bệnh.

Tác dụng phụ của một số thuốc gây đầy hơi

2.4 Ảnh hưởng của tâm lý

Áp lực công việc và cuộc sống khiến con người bị căng thẳng, trầm cảm. Điều này tác động lên hệ thần kinh trung ương – là nơi tác động lên quá trình tiêu hóa gây ảnh hưởng tới nhu động ruột, gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi,…

2.5 Mắc bệnh lý về tiêu hóa

Một số bệnh lý về tiêu hóa ảnh hưởng lên khả năng tiêu hóa, co bóp của ruột, dạ dày gây nên cảm giác chướng bụng, đầy hơi

  • Một số người bị bệnh không thể tiêu hóa được một số thành phần trong thực phẩm như không dung nạp được Gluten ( bệnh Celiac), không dung nạp được lactose trong sữa,..  khiến cho người bệnh khó tiêu, đầy bụng, đau bụng…
  • Một số bệnh lý như viêm đại tràng, tá tràng hoặc bệnh giảm tiết acid dạ dày tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý đau quặn bụng, tiêu chảy,…
  • Bệnh lý như trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ợ hơi, đầy bụng,..kèm theo các triệu chứng như hôi miệng, đau họng, đau tức vùng ngực,..
  • Hội chứng ruột kích thích: do cơ thể nhạy cảm với dây thần kinh ở ruột, hay bị căng thẳng, stress, di truyền,..hậu quả là bụng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau quặn bụng.

Như vậy có nhiều nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị bệnh hiệu quả và dễ dàng hơn.

3. Khi nào thì đầy hơi chướng bụng phải đi khám

Một số trường hợp chướng bụng, đầy hơi phải đi thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời

Tuy không nguy hiểm và tự khỏi sau một thời gian ngắn nhưng chướng bụng, đầy hơi thường gây cảm giác khó chịu. Dù vậy một số trường hợp đầy hơi thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân.
  • Bụng đau dai dẳng
  • Tần suất đại tiện thay đổi, phân có màu khác thường
  • Đại tiện và tiểu tiện ra máu
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

4. Ứng phó với chứng đầy hơi, chướng bụng theo dân gian

Khi bạn bị chướng bụng, đầy hơi thì một số mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó tình trạng này.

4.1 Củ tỏi

Thực phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên như tỏi, gừng...giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tỏi vừa là gia vị quen thuộc của gian bếp Việt, vừa là vị thuốc hiệu quả trong Đông y. Tỏi là một vị thuốc lý tưởng khi bạn bị đầy hơi.

Cách sử dụng như sau:

  • Cách 1: Nướng một củ tỏi rồi bọc lại bằng miếng gạc mỏng đặt lên rốn của người bị chướng bụng, đầy hơi. Cách này rất hiệu quả để giúp họ xì hơi và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cách 2:  Bóc 30 gam tỏi giã nát sau đó trộn với 5g đường phèn. Hòa với 1 cốc nước sôi 40 đến 50 độ, chia làm hai lần uống trong ngày

4.2 Gừng

Tương tự tỏi, gừng cũng là vị thuốc có rất nhiều công dụng trong đó có tác dụng chữa đầy hơi chướng bụng.

Cách làm rất đơn giản: Gừng tươi giã nhỏ, sau đó pha với mật nước nóng và một ít mật ong sẽ là biện pháp tuyệt vời giúp bạn chữa đầy hơi

4.3 Quế

Sử dụng quế cũng là một cách chữa đầy hơi rất hiệu quả. 

  • Cách 1 : Đun sôi 1 cốc nước, sau đó cho khoảng ½ thìa cà phê bột quế vào rồi gạn lấy nước. Lưu ý nên uống sau khi ăn
  • Cách 2: Dùng 1 ly sữa ấm, sau đó thêm ½ thìa bột quế vào, rồi uống khi chướng bụng.

4.4 Chườm nóng

Chườm nóng giúp kích thích tuần hoàn máu lưu thông trong ruột từ đó cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Có thể dùng túi chườm hoặc khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi đặt lên bụng. Hơi nóng từ khăn sẽ giúp tình trạng đầy hơi được cải thiện nhanh chóng.

4.2 Lá ổi

Lá ổi cũng có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị đầy hơi. Lá ổi có tác dụng giảm dịch nhầy trong dạ dày, chống viêm rất tốt. Dùng 7 đến 10 lá ổi non, rửa sạch sau đó xay nhuyễn lá ổi với 1 ly nước lọc, lọc lấy nước cốt và chia ra 2 lần uống/ ngày.

Trong dân gian, lá ổi hay dùng để chữa đầy hơi, chướng bụng 

5. Cách phòng tránh chướng bụng, đầy hơi

  • Tránh thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ: vì cơ thể tiêu hóa chất béo chậm hơn các loại thực phẩm khác, khiến chúng ta no lâu hơn. Tuy nhiên với những người dễ bị đầy hơi thì lại gây ra cảm giác khó chịu, khó tiêu khi dùng loại thức ăn này
  • Ăn uống chậm, nhai kỹ, không làm việc khác khi đang ăn cơm ( xem phim, nói chuyện,..) : Nhai kĩ sẽ làm giảm bọt không khí nuốt phải, do đó nhai chậm sẽ giảm tình trạng đầy hơi.
  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no vì ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi.
  • Tránh đồ uống có ga: Đồ uống có ga chứa nhiều CO2, Lượng khí này tích tụ trong đường tiêu hóa dễ gây chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi,..
  • Tập thể dục nhẹ nhàng sau ăn: Vận động nhẹ sau ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa vận động tốt hơn, cải thiện đáng kể tình trạng đầy hơi.

Tập thể dục nhẹ nhàng sau ăn

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải và đem lại cảm giác mệt mỏi khó chịu cho người bệnh. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và cách xử lý khi bị chướng bụng, đầy hơi. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thể chủ động phòng tránh tình trạng trên cũng như góp phần cải thiện sức khỏe của bạn.

DS Cao Thị Cẩm Tú

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận