Đái tháo đường thai kỳ là gì? Những điều mẹ bầu nên biết
Theo thống kê của hiệp hội đái tháo đường và thai nghén Quốc tế (IADPSG), Việt Nam có hơn 20,3% phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ vào năm 2012. Con số này không ngừng tăng theo từng năm. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì, mẹ bầu nên biết những điều này để chăm sóc sức khỏe của mình.
Nội dung bài viêt
1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (tiếng Anh: gestational diabetes mellitus) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được khởi phát khi mang thai, nghĩa là lượng đường trong máu sẽ cao hơn mức bình thường, đặc biệt xảy ra từ tuần từ 24-28 của thai kỳ.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng theo độ tuổi, gặp chủ yếu ở những người trên phụ nữ 45 tuổi.
Người ta thống kê trên thế cứ 7 em bé sinh ra có 1 trẻ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, chủ yếu ở những nước có nhiều hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Tỷ lệ phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng theo độ tuổi, gặp chủ yếu ở những người trên phụ nữ 45 tuổi
2. Nguyên nhân và biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ
2.1. Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ là gì?
Hiện nay, nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa được kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khi mang thai, các hormon do nhau thai của người mẹ tiết ra như Estrogen, Lactogen, Prolactin làm kháng insulin, nên làm đường trong máu tăng. Do insulin tuyến tụy tiết ra có nhiệm vụ điều hòa lượng đường trong máu, khi bị kháng insulin sẽ gây nên đái tháo đường thai kỳ.
2.2. Các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ:
- Phụ nữ trên 25 tuổi
- Chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 25 (tình trạng thừa cân, béo phì)
- Gia đình có tiền sử đái tháo đường tuyp 2
- Trước khi mang thai đã mắc đái tháo đường hoặc bị rối loạn dung nạp glucose
2.3. Biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ:
Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, thời gian đầu mẹ bầu thường không phát hiện có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng thai kỳ, sẽ thấy rõ hơn một số triệu chứng giống như người tiểu đường:
- Sụt cân hoặc cân nặng chững lại, không tăng trưởng đều theo thai kỳ
- Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng
- Thường xuyên thấy khát nước và đi tiểu nhiều
- Người mệt mỏi, kiệt sức, thiểu năng lượng hoạt động
- Mắt mờ
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/dai-thao-duong-thai-ky-la-gi-nhung-dieu-me-bau-nen-biet/
3. Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thế giới, sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt có thể nguy hiểm tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi, gây ra những biến chứng, dị tật bất thường, cụ thể:
3.1. Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ
- Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ
Bệnh võng mạc tiểu đường:
thai phụ bị đái tháo đường tuýp 2 tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến võng mạc do khi rối loạn chuyển hóa, lượng đường tích tụ nhiều trong máu dễ gây tắc nghẽn, phình các mạch máu.
Gia tăng tỷ lệ sảy thai:
Mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng trong suốt quá trình mang thai, trong đó đáng nói là dễ bị sảy thai, thai lưu. Do đó, các thai phụ bị sảy thai liên tiếp nên đi xét nghiệm glucose thường xuyên, chẩn đoán và ngăn ngừa biến chứng sớm.
Huyết áp tăng cao:
Huyết áp và tiểu đường là 2 bệnh lý chuyển hóa dễ mắc kèm. Tỷ lệ thai phụ bị đái tháo đường và tăng huyết áp cao hơn thai phụ bình thường. Sản phụ cần lưu ý những biến chứng do tăng huyết áp gây nên như: sản giật, tiền sản giật, tai biến mạch máu não,… Theo thống kê, có tới 12% thai phụ bị tiền sản giật nếu mắc đái tháo đường thai kỳ.
Tăng tỷ lệ sinh non:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Lượng glucose trong máu tăng cao, cơ thể sản phụ dễ nhiễm trùng tiết niệu, đa ối,… dẫn đến sinh non.
Nhiễm trùng tiết niệu:
Một trong những biến chứng của đái tháo đường là nhiễm khuẩn, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ không kiểm soát tốt glucose sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2:
Với những phụ nữ đã bị đái tháo đường thai kỳ rất dễ tiến triển thành đái tháo đường về sau nếu không có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ.
Kiểm soát đường huyết không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
3.2 Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi
- Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi
Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Thai nhi bị hạ glucose huyết và giảm chuyển hóa:
Do kém đáp ứng với glucagon, giảm tân tạo glucose ở gan nên thai nhi thường bị hạ glucose huyết. Tỷ lệ này chiếm tới 15-25% thai nhi có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.
Mắc các bệnh liên quan đến hô hấp:
Trước đây, nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu đối với trẻ sơ sinh là hội chứng suy hô hấp (chiếm tới 30%). Nhờ tiến bộ của y học, kỹ thuật chẩn đoán trước sinh, con số này đã giảm xuống còn khoảng 10%. Mẹ bầu cần khám đường huyết sớm để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Thai nhi tăng trưởng quá mức:
Nên theo dõi cân nặng và tăng trưởng của thai nhi theo từng thời kỳ. Nếu người mẹ có glucose huyết cao sẽ tăng vận chuyển glucose vào con. Thai nhi sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin, tăng sử dụng glucose khiến cho thai phát triển quá mức.
Vàng da sơ sinh:
Nguyên nhân của việc vàng da sơ sinh là do hemoglobin tăng hủy, tăng sản sinh ra bilirubin huyết tương. Theo thống kê có tới 25% thai nhi sinh ra bị vàng da sơ sinh nếu người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường
Trẻ có nguy cơ bị đái tháo đường: Với những đứa trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thì rất dễ mắc đái tháo đường tuyp 2 từ rất sớm.
Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị tử vong ngay sau sinh nếu như gặp những biến chứng bất lợi do người mẹ không kiểm soát được đường huyết khi mang thai.
Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã hiểu được đái tháo đường thai kỳ là gì, nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Để hiểu hơn về cách phòng ngừa, điều trị đái tháo đường thai kỳ, các mẹ có thể đặt câu hỏi để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp.