Đánh bay nhiệt miệng tại nhà

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus…. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân theo y học hiện đại

Hiện nay theo y học hiện đại: nhiệt miệng thuộc nhóm bệnh tự miễn, tức là tự cơ thể sinh ra dị nguyên rồi cơ thể lại phải sinh ra kháng thể để dung giải nó. Phản ứng này tạo nên ổ hoại tử ở niêm mạc miệng, từ đó hình thành nên vết loét.

danh-bay-nhiet-mieng-tai-nha
Chứng lở miệng có thể do vi khuẩn, virus …gây ra (Ảnh: Internet)

Vết loét ở trong miệng luôn luôn bị ướt do nước bọt cho nên lâu lành . Cơ chế này giải thích được tương đối đầy đủ bệnh cảnh của bệnh nhiệt miệng. Nhiệt miệng là bệnh lành tính chưa được y học quan tâm nghiên cứu nhiều. Vết loét tự lành, không để lại sẹo.

Nguyên nhân theo Đông y

Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi.

2. Chữa nhiệt miệng bằng cách nào?

Bệnh nhân thường theo kinh nghiệm dân gian, mua thuốc bôi ,thuốc uống. Khi khám bệnh, bác sỹ thường kê đơn thuốc kháng sinh và vitamin … Trường hợp bị nhẹ thì bệnh ổn định và khỏi. Có một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả được áp dụng rộng rãi như sau.

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1 giấm táo:1 nước ấm. Giấm táo có chứa axit acetic, giúp diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn.

danh-bay-nhiet-mieng-tai-nha-
Giấm táo có chứa axit acetic, giúp diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn

Giấm táo có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng. Dùng nước đó súc miệng hằng ngày để các vết loét miệng nhanh chóng biến mất .

Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

Hoặc khi bạn uống chè, hãy giữ lại túi lọc. Nếu bị nhiệt miệng, chỉ cần đắp túi chè ướt vào vết loét. Chất tannin có trong chè sẽ làm giảm đau và viêm.

Uống bột sắn

Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình. Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

danh-bay-nhiet-mieng-tai-nha-1
Bột sắn phát huy tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng nên dùng 10-15g bột sắn/ngày. Người lớn có thể uống sống bằng cách pha bột sắn với nước đun sôi để nguội, không nên cho thêm đường. Với trẻ em, nên cho các bé ăn bột sắn đã được nấu chín, nên cho thêm một chút đường cho các bé dễ ăn.

Uống nước khế chua

Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Vệ sinh vết loét miệng bằng cỏ mực

Rửa sạch cỏ mực, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Xem thêm các bệnh khác tại https://thaythuocvietnam.vn/benh-thuong-gap/

Thầy thuốc Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận