Đau bụng trước kỳ kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ. Đau bụng kinh có thể đau âm ỉ, đau nhói hoặc lan ra sau lưng, xuống đùi. Các triệu chứng đau khi xuất hiện khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước, trong và sau chu kỳ. Vậy thời gian đau bụng trước kỳ kinh là bao lâu, đau bụng trong kỳ kinh kéo dài bao lâu, xử trí đúng cách khi bị đau bụng kinh là băn khoăn của rất nhiều người. Theo dõi bài viết chia sẻ từ các bác sĩ của Thầy thuốc Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc trên.

1. Thời gian đau bụng trước kỳ kinh là mấy ngày?

Đau bụng kinh là tình trạng co thắt cơ trơn tử cung để loại bỏ niêm mạc tử cung và trứng không được thụ tinh ra khỏi cơ thể. Đau bụng có thể xuất hiện trước, trong và sau khi hành kinh. Đau bụng trước kỳ kinh là hiện tượng sinh lý rất bình thường và phổ biến. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà sẽ có mức độ đau và thời gian đau khác nhau. Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ trước ngày hành kinh 1 – 3 ngày hoặc một tuần, thậm chí kéo dài đến hai tuần là điều rất bình thường. Đây có thể là dấu hiệu thông báo giúp chị em nhận biết sắp đến kỳ sinh lý.

Triệu chứng của đau bụng trước kì kinh
Triệu chứng của đau bụng trước kì kinh

2. Đau bụng trong kỳ kinh kéo dài bao lâu?

Trước khi hành kinh, chị em đã gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu. Tuy nhiên, trong kỳ kinh, những cơn đau này vẫn còn và thường dữ dội hơn so với đau bụng trước kỳ kinh. Đau bụng kinh thường là cơn đau nhói, quặn thắt,  đau lan ra sau lưng gây đau thắt lưng và lan xuống đùi làm tức mỏi đùi. Cơn đau bụng kinh thường bắt đầu ngay khi hành kinh và kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Đau bụng kinh thường dữ dội nhất vào ngày hành kinh thứ hai khi có lượng máu kinh ra nhiều và giảm dần trong những ngày cuối kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp đau bụng kinh kéo dài trên 3 ngày hoặc ngay cả sau khi hành kinh.

3. Cách xử lý khi dấu hiệu đau bụng kinh bất thường?

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu đau bụng kinh đi kèm với các dấu hiệu bất thường như:

  • Chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt.
  • Ngất xỉu
  • Đau dữ dội, quặn thắt trên 12 tiếng.
  • Dùng thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng.
  • Sốt cao
  • Tụt huyết áp
  • Máu kinh là máu đen
  • Rong kinh

Khi đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khám âm đạo, tử cung để kiểm tra nhữngbất thường. Các bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm phụ khoa, nội soi tử cung, chụp buồng trứng,…

4. Đau bụng kinh trước khi hành kinh 1 tuần có sao không?

Như đã nói ở trên, đau bụng trước khi hành kinh có thể xuất hiện trước đó 1 -3 ngày hoặc một tuần, thậm chí hai tuần. Đây là dấu hiệu sinh lý rất bình thường. Tuy nhiên, chị em cũng không thể chủ quan khi đau bụng trước kỳ kinh một tuần đi kèm với các dấu hiệu khác có thể báo hiệu mang thai hoặc các vấn đề sản phụ khoa khác như:

  • Chửa ngoài tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Viêm vùng chậu

5. Cần làm gì khi bị đau bụng dưới trước khi có kinh nguyệt?

Đau bụng trước khi hành kinh là triệu chứng rất hay gặp ở nhiều chị em, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì và sinh sản. Triệu chứng đau bụng trước kỳ kinh sinh lý có thể tự hết khi qua giai đoạn này mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, phụ nữ không nên chủ quan mà cần tìm ra nguyên nhân gây đau bụng để có phương pháp điều chỉnh hợp lý. Chính vì vậy, chị em khi bị đau bụng trước khi có kinh nguyệt kéo dài hoặc bất thường cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, phát hiện các bất thường sản phụ khoa và điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt là tình trạng chửa ngoài tử cung, nếu không phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Làm gì khi bị đau bụng?
Làm gì khi bị đau bụng?

Xem thêm

Đau bụng kinh và phương pháp giảm đau

6. Cách giảm đau bụng kinh trước kỳ kinh hiệu quả

Để giảm đau bụng trước kỳ kinh hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số lưu ý sau:

  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Thay đổi chế độ ăn: Đa dạng các loại thực phẩm; bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, bơ, sữa; Giảm tiêu thụ muối, đường và chất béo; không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích; Bổ sung những món làm ấm cơ thể như trà gừng, canh trứng ngải cứu, nghệ,…
  • Giữ ấm cơ thể: Lạnh khiến các cơ đau trở nên dữ dội hơn.
  • Chườm ấm vùng bụng dưới bằng nước nóng, muối và ngải cứu rang nóng,…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thông thoáng.
  • Hạn chế quan hệ tình dục những ngày đèn đỏ.
  • Đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế các cơn đau cũng như giảm căng thẳng, stress.

Đau bụng trước kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý thường gặp mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơ thể đau đớn bất thường trước khi có kinh, bạn cần đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể. Đây là cách bảo vệ sức khỏe nói chung và thiên chức làm mẹ của chị em tốt nhất.

BS. Vũ Thị Anh Đào

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận