Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng có các triệu chứng đau tim khó phát hiện hơn nam giới. Việc tìm hiểu và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh tim.

1. Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ không thể chủ quan

Nhịp tim đập nhanh hậu Covid

Bệnh tim ở phụ nữ dễ bị chủ quan

Các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ sau đây có thể bị nhầm lẫn sang bệnh khác hoặc bị bỏ qua, các bạn có thể tham khảo các triệu chứng sau:

1.1.Cảm thấy mệt mỏi:

Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày là một trong những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ. Bệnh nhân thấy cơ thể nặng trịch và không thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Một trong những nguyên nhân tim mạch gây ra hiện tượng này là suy tim. Tuy nhiên ở mức độ nhẹ bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi thể chất mạnh.

1.2. Khó thở:

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể chỉ khó thở khi hoạt động thể chất mạnh, lâu dần hiện tượng này diễn ra càng thường xuyên và kể cả khi nghỉ ngơi. Triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có cuộc sống ít vận động thể chất. Đến khi tình trạng trở nên đáng chú ý thì bệnh đã tiến triển nặng.

1.3. Cảm giác đau tức ngực:

Đôi khi cơn đau do nhồi máu cơ tim đến đột ngột và dữ dội khiến phụ nữ dễ dàng nhận ra và tìm sự giúp đỡ.

Tuy nhiên, ở phụ nữ, hầu hết các cơn đau tim thực sự là những cơn đau nhẹ hoặc khó chịu ở giữa ngực, họ có thể cảm thấy áp lực, siết chặt ở lồng ngực. Những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ bắt đầu từ từ và có thể biến mất rồi quay trở lại.

Do vậy triệu chứng này dễ bị bỏ qua vì những triệu chứng này có thể liên quan đến một số bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chứng ợ nóng, đau dây thần kinh liên sườn.

1.4. Thấy tim đập nhanh hoặc hồi hộp trống ngực

Khi tim bị suy hoặc rối loạn nhịp tim dẫn đến tình trạng tim phải đập nhanh hơn để bù lại việc suy giảm chức năng bơm máu. Người bệnh có thể hồi hộp, nghe rõ nhịp tim đập nhanh như đánh trống ở ngực.

Triệu chứng này ở phụ nữ dễ bị bỏ qua, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ dễ nhầm lẫn các triệu chứng này với các rối loạn do suy giảm nồng độ hóc môn sinh dục nữ.

2. Phòng ngừa bệnh tim ở phụ nữ như thế nào?

2.1. Khám sức khỏe định kỳ

Phụ nữ cần thăm khám sức khỏe định kỳ. đặc biệt là sau tuổi mãn kinh, bởi nguy cơ mắc tim mạch và đột quỵ tăng gấp 2 lần đối với phụ nữ mãn kinh. Việc thăm khám định kỳ giúp kiểm tra huyết áp, mỡ máu, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ và điều trị kịp thời.

2.2. Phát hiện và điều trị các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh tim

Một số bệnh sau đây sẽ dẫn đến bệnh tim hoặc làm gia tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ:

Rối loạn mỡ máu – một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim

  • Huyết áp cao, cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) cao và hút thuốc là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Khoảng  một nửa số người ở Hoa Kỳ  (47%) có ít nhất một trong ba yếu tố rủi ro này.
  • Bệnh tiểu đường. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn nam giới mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vì bệnh tiểu đường có thể thay đổi cách phụ nữ cảm thấy đau nên có nguy cơ bị đau tim thầm lặng – không có triệu chứng.
  • Căng thẳng cảm xúc và trầm cảm. Căng thẳng và trầm cảm ảnh hưởng đến trái tim của phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo phương pháp điều trị được khuyến nghị cho các tình trạng sức khỏe khác.
  • Mãn kinh. Nồng độ estrogen thấp sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ở các mạch máu nhỏ, phụ nữ cần được thăm khám và bổ sung nội tiết tô theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Biến chứng khi mang thai. Huyết áp cao hoặc tiểu đường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường lâu dài cho người mẹ. Những tình trạng này cũng khiến phụ nữ dễ mắc bệnh tim.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm. Đây dường như là một yếu tố rủi ro lớn hơn ở phụ nữ so với nam giới. ở những người có tiền sử tim mạch cần khám tầm soát bệnh tim mạch thường xuyên.
  • Các bệnh viêm nhiễm. Viêm khớp dạng thấp, lupus và các tình trạng viêm khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở cả nam và nữ.

2.3. Đi khám ngay khi có các dấu hiệu bệnh tim:

Khi có một trong những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ, bệnh  nhân cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng nề hơn.

2.4. Có chế độ ăn uống phù hợp

  • Chế độ ăn uống là một yếu tố hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cụ thể:
  • Bạn cần chọn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo và thịt nạc. Tránh chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, đường tinh chế và thức ăn nhiều muối

2.5. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thường xuyên

Luyện tập là trong những cách hữu ích ngăn ngừa bệnh tim

Luyện tập thường xuyên mang đến tác dụng đa chiều đến cơ thể và ngăn ngừa bệnh tim bao gồm: giúp kiểm soát đường huyết và mỡ máu;

  • Giảm căng thẳng
  • Giúp tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể
  • Giúp sản sinh các chất chống oxy hóa.

Bạn nên tập huyện các môn thể thao như bơi, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, Yoga… Nên hình thành thói quen tập luyện với ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/ tuần.

2.6. Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích:

Thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng tim), rối loạn mỡ máu và một số bệnh tim mạch khác. Bỏ thuốc, tránh những nơi có người hút thuốc nhằm tránh hút thuốc thụ động.

Bên cạnh đó, ở các vùng có ô nhiễm không khí, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên 100, các bạn nên sử dụng khẩu trang N95 hoặc N99 nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực của bụi min và ô nhiễm không khí đối với hệ tuần hoàn.

2.7. Giữ tinh thần thoải mái

Tạo dựng một tinh thần luôn tươi trẻ và lạc quan là liệu pháp nâng cao sức khỏe hiệu quả

Tạo dựng một tinh thần luôn thoải mái

Giữ tinh thần thoải mái bằng những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng như:

    • Ngừng xem, đọc hoặc nghe tin tức về sự kiện đau thương có thể khiến bạn khó chịu.
    •  Chăm sóc bản thân. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc và cho bản thân nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy căng thẳng.
  • Luyện tập thể dục, Yoga, hoặc thiền
  • Tránh uống rượu, thuốc lá và sử dụng chất kích thích .
  • Dành thời gian để thư giãn . Cố gắng thực hiện một số hoạt động khác mà bạn thích.
  • Nói chuyện với người khác. Nói chuyện với người bạn tin tưởng về mối lo ngại trong cuộc sống của bạn và cảm giác của bạn.

BS Trần Tuấn Anh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận