Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý về da phổ biến, chiếm tới 15% trong các ca bệnh da liễu. Không ít người hiểu nhầm khi nghĩ rằng phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Song viêm nang lông không phải khó chữa khi được điều trị đúng và kịp thời.

1. Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông thực chất là tình trạng viêm ở các nang lông. Có thể có một hoặc nhiều nang lông cùng bị viêm. Bệnh thường gặp ở các vùng như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Do đó có viêm nang lông ở chân, viêm nang lông ở lưng, viêm nang lông ở nách… Nhưng khi tình trạng tiến triển, chúng có thể lan rộng và lan sang các vùng khác của cơ thể.

Viêm nang lông không gây nguy hiểm nhưng lại dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da sần sùi mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin.

Hình ảnh: Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông (Internet)

Hình ảnh viêm nang lông

2. Nguyên nhân gây viêm nang lông

Chính sự phát triển của vi khuẩn hay vi nấm (ít gặp) tại lỗ chân lông hay chân tóc khiến nang lông bị viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nang lông là do vi khuẩn Staphylococcus Aureus. Ngoài ra, có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và ký sinh trùng demodex. Nhưng nguyên nhân nào khiến các vi khuẩn, virus, vi nấm này hoành hành?

  • Tuyến dầu nhờn hoạt động quá mức: lượng dầu nhờn dư thừa làm bít tắc lỗ chân lông. Tạo môi trường kỵ khí thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… phát triển gây viêm nhiễm.
  • Cạo, nhổ, tẩy lông không đúng cách gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng quần áo bó sát bằng sợi tổng hợp, cọ xát mạnh vào da.
  • Sử dụng kháng sinh kéo dài tạo.
  • Rối loạn nội tiết, tăng tiết androgen làm tăng tiết dầu.
  • Thường xuyên ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độ ẩm cao,…
  • Suy yếu miễn dịch, đái tháo đường, suy thận.
  • Da bị tổn thương sẵn: viêm da, lông mọc ngược, mụn trứng cá…

Bạn có thể dự phòng và kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt, khi thấy có triệu chứng cần chữa trị ngay để tránh nguy cơ nặng thêm về sau.

3. Triệu chứng của viêm nang lông

Hình ảnh: Viêm nang lông (Internet)
Hình ảnh: Viêm nang lông (Internet)

Người bị viêm nang lông thường có cảm giác ngứa khó chịu hoặc như bị bỏng tại vùng lông bị viêm. Xuất hiện nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa. Lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong. Sau khi những nốt đỏ hình thành và gây ngứa, tình trạng viêm sẽ chuyển qua giai đoạn mụn nước có mủ trắng ở đầu. Khi sờ vào sẽ thấy đau và nhức, các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Mụn mủ thường mọc thành từng đợt 7-10 ngày. Sau đó sẽ khỏi nhưng có thể để lại nốt thâm trên da.

Với những trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi. Nhưng trong một số trường hợp, khi vùng da đó trở nên sưng, nóng, đỏ và đau hơn, hay lan rộng sau 2 tuần. Bạn nên liên hệ với sĩ để lựa chọn giải pháp phù hợp. Thực tế, viêm nang lông không khó chữa trị khi được dùng thuốc thích hợp và kịp thời.

DS Thu Trang

Theo Nội khoa Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận