Dấu hiệu suy thận: Phát hiện sớm để trị kịp thời

Dấu hiệu suy thận rất mờ hồ và khó nhận biết để phát hiện ra từ giai đoạn sớm. Bệnh không chỉ khiến người bệnh giảm sút sức khỏe nghiêm trọng mà còn rất tốn kém trong quá trình điều trị. Phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể gánh nặng chi phí cho người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sớm suy thận.

1. Ai có nguy cơ bị suy thận?

Những đối tượng nào dễ mắc suy thận?
Những đối tượng nào dễ mắc suy thận?

Bất cứ ai cũng có thể mắc suy thận, nhưng trong đó, một số người tiềm ẩn nguy cơ cao hơn. Điển hình là những người có bệnh lý nền trước đó như:

Bệnh tiểu đường

Nồng độ glucose trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cầu thận và chức năng lọc máu của thận.

Trong vòng 10 – 30 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường typ I, 30% – 40% số bệnh nhân phát triển suy thận. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn uống lành mạnh và kiểm soát tốt đường huyết.

Bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao làm suy yếu các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả thận. Khi mao mạch bị tổn thương, thận sẽ mất khả năng loại bỏ độc tố và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Lượng chất lỏng tồn ứ sẽ làm huyết áp càng tăng cao hơn, tạo ra một chu kỳ bệnh lý.

Bệnh cầu thận

Cầu thận là những bộ lọc nhỏ bên trong mỗi quả thận, nơi máu được làm sạch. Các bệnh về cầu thận làm hỏng bộ lọc quan trọng này, khiến thận không lọc độc tố và chất lỏng đúng cách. Protein, thậm chí là cả tế bào hồng cầu có thể bị rò rỉ vào nước tiểu. Khi máu mất khả năng tiếp nhận thêm chất lỏng sẽ gây sưng tấy trên cơ thể, đặc biệt là ở bàn tay và mắt cá chân. Hậu quả là tạo gánh nặng lên hệ thống lọc, gây suy thận.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang gây ra sự tích tụ các u nang chứa chất lỏng trong thận. Khi quá nhiều u nang phát triển hoặc quá lớn, thận sẽ giãn ra và không hoạt động như bình thường, làm tăng nguy cơ bị suy thận.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể gây tình trạng tổn thương thận

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy thận là: Béo phì, tuổi cao, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài,…

2. Dấu hiệu suy thận

Ở thời gian đầu mắc suy thận, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:

Khó ngủ

Người mắc bệnh thận mạn tính thường bị ngưng thở lúc ngủ. Việc ngưng thở này có thể kéo dài từ vài giây cho đến 1 phút. Sau những lần tạm ngưng thở, người bệnh sẽ thở lại bình thường với âm thanh khịt mũi. Nếu dấu hiệu ngáy lớn, kéo dài, người bệnh nên đi kiểm tra sớm.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Chức năng thận giảm có thể dẫn đến tích tụ chất độc trong máu, khiến cơ thể thiếu năng lượng hoặc cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, bệnh thận mạn tính cũng gây thiếu máu, làm người bệnh đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Da khô, ngứa

Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu do bệnh thận. Ngứa thường do lượng phốt pho trong máu tăng cao.

Miệng hôi, có vị kim loại, chán ăn

Chức năng loại bỏ độc tố của thận kém sẽ khiến chất độc tích trữ trong máu, làm vị thức ăn bị thay đổi, để lại vị kim loại trong miệng bệnh nhân. Đồng thời, sự tích tụ độc tố do chức năng thận bị suy giảm sẽ làm người bệnh chán ăn.

Khó thở

Dịch có thể tích tụ trong phổi khi thận không đảm nhiệm tốt chức năng lọc. Điều này sẽ khiến người bệnh bị hụt hơi. Đồng thời, thiếu máu do bệnh thận mạn tính sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy cho cơ thể, gây khó thở.

Đau lưng

Thận nằm ở hai bên cột sống tại khu vực lưng dưới. Khi gặp các vấn đề trên cơ quan này có thể gây ra đau lưng.

Huyết áp cao

Chất lỏng dư thừa và natri tích tụ do bệnh thận có thể khiến người bệnh bị huyết áp cao. Huyết áp cao cũng có thể làm hỏng các mạch máu trong thận và dẫn đến tình trạng bệnh thận ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian.

Những thay đổi khi đi tiểu

Tần suất đi tiểu, mùi và màu của nước tiểu cũng phản ánh sức khỏe của thận. Do đó, nếu bạn thấy có những bất thường khi đi tiểu thì cần theo dõi và thăm khám sớm.

3. Dấu hiệu phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn

Để phân biệt suy thận mạn tính và cấp tính, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng.

Những dấu hiệu phân biệt suy thận cấp và mạn
Những dấu hiệu phân biệt suy thận cấp và mạn

Suy thận mạn tính là bệnh kéo dài trong nhiều năm với các dấu hiệu:

  • Phù: Người bệnh bị ứ dịch, gây phù ở tay, chân, mặt hoặc toàn thân; Tùy theo lượng nước và muối nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu suy thận do viêm thận – bể thận mạn thường không có dấu hiệu phù.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy chán ăn, buồn nôn. Ở giai đoạn cuối có thể bị tiêu chảy, loét niêm mạc miệng và loét đường tiêu hóa.
  • Dấu hiệu da: Do ứ đọng độc tố trong máu, kèm thiếu máu nên da người bệnh sẽ nhợt nhạt, xám màu hơn.
  •  Dấu hiệu tim mạch: Người bệnh thận mạn thường bị cao huyết áp, suy tim ứ huyết, bệnh cơ tim và van tim,…
  • Dấu hiệu thần kinh cơ: Urê máu cao có thể gây viêm thần kinh ngoại vi hoặc hôn mê.

Xem thêm

Những nguyên nhân suy thận bạn nên biết

Suy thận cấp tính thường xảy ra đột ngột từ vài giờ cho đến vài ngày, với các triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi đầu: Giai đoạn này có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Đây là thời gian các yếu tố tấn công gây bệnh. Dấu hiệu xuất hiện sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận cấp như: Rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp, sốc, protein niệu, …
  • Giai đoạn thiểu niệu vô niệu: Đây là giai đoạn toàn phát của suy thận cấp, thường kéo dài 10 – 14 ngày hoặc ngắn thì 2 – 3 ngày. Cũng có trường hợp kéo dài 4 đến 8 tuần. Người bệnh sẽ có triệu chứng tiểu ít hoặc vô niệu, phù, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim,…
  • Giai đoạn đi tiểu trở lại: Ở giai đoạn này, lượng nước tiểu sẽ tăng dần > 2 lít/ ngày, có trường hợp 4 – 5 lít/ngày và kéo dài 4 – 7 ngày.
  • Giai đoạn phục hồi:Sẽ bắt đầu khi nồng độ ure máu giảm và tiến triển dần về bình thường, khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận hồi phục chậm, mức lọc cầu thận khôi phục nhanh hơn.

Suy thận dù cấp tính hay mạn tính cũng là bệnh đáng lo ngại. Người mắc cần chú ý những dấu hiệu trên để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm

Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?

BS. Nguyễn Thị Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận