Đau tức ngực hậu Covid: Cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe
Nội dung bài viêt
Đau tức ngực – Triệu chứng thường gặp hậu Covid
- Đau tức ngực là triệu chứng phổ biến hậu Covid
Đau tức ngực là một trong số các triệu chứng phổ biến nhất gặp phải trong giai đoạn phục hồi sau mắc Covid. Đau ngực được xác định có ảnh hưởng tới 22% bệnh nhân covid sau hai tháng kể từ khi mắc bệnh. Một nghiên cứu trên 2500 bệnh nhân cho thấy có khoảng 5% bệnh nhân đau ngực trong vòng sáu tháng kể từ khi xuất viện do Covid-19. Nghiên cứu thuần tập khác trên 100 bệnh nhân có 17% người xuất hiện triệu chứng đau ngực không điển hình và 20% bị đánh trống ngực trong hai đến ba tháng sau khi xuất hiện sau điều trị Covid-19. Đau ngực hậu covid có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên theo các chuyên gia có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải di chứng hậu covid hơn so với người khác. Các nhóm đối tượng này bao gồm:
- Người cao tuổi.
- Người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD, hen,…
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Người phải nhập viện điều trị vì Covid-19.
- Người phải phải điều trị trong phòng hồi sức tích cực do Covid-19.
Xem thêm: Đau ngực có phải đau tim?
Nguyên nhân người bệnh hậu Covid bị đau tức ngực?
Đau tức ngực hậu Covid không chỉ xuất phát từ các vấn đề tim mạch mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân khiến người bệnh hậu Covid bị đau tức ngực thường gặp bao gồm:
Đau ngực do tổn thương hệ hô hấp sau Covid
Cơ quan hô hấp là nơi bị tổn thương nhiều nhất ở người bệnh mắc covid. Triệu chứng đau tức ngực có thể xuất hiện ngay từ khi nhiễm bệnh. Sau khoảng bốn tuần đầu tiên kể từ khi mắc bệnh, triệu chứng đau tức ngực thường sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cơ quan hô hấp bị tổn thương dai dẳng gây đau tức ngực kéo dài. Đau tức ngực do tổn thương hô hấp hậu covid thường đi kèm với các triệu chứng như:
- Cảm giác khó thở, hụt hơi khi gắng sức.
- Mệt mỏi.
- Ho khan kéo dài.
Đau tức ngực do các vấn đề tim mạch hậu Covid
Sau phổi, tim là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương thứ hai do covid-19. Điều này do các tế bào tim có thụ thể chuyển angiotensin 2 (ACE2) – là nơi virus SARS-CoV-2 gắn vào trước khi xâm nhập trực tiếp vào tế bào. Do đó, virus làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tim. Người đau ngực do tổn thương tim mạch hậu covid thường có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
- Phù chân, tăng cân bất thường.
- Đi tiểu đêm.
- Có thể đau ngực dữ dội, dai dẳng có buồn nôn, choáng váng.
Đau tức ngực do tâm lý
Người bệnh Covid thường mang tâm lý bất an, lo lắng khi mắc bệnh; trong khi điều trị phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của người thân, bạn cùng phòng điều trị; hoặc phải đối diện với quá nhiều luồng thông tin về hậu Covid trên các phương tiện truyền thông đại chúng,… Điều này khiến người bệnh bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, stress. Đau ngực đã được chứng minh có mối tương quan mạnh mẽ với các bất thường tâm lý. Ở một số người bệnh, đau ngực là một trong những triệu chứng đặc trưng của cơn hoảng sợ. Người bệnh đau tức ngực do tổn thương tâm lý thường đi có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Khó tập trung.
- Bi quan, mất định hướng về tương lai.
- Mất cảm giác vui vẻ, hứng thú với xung quanh.
- Dễ giật mình.
- Thường xuyên bộc phát cơn giận dữ, cáu gắt.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoàn toàn.
- Khó thở, ngất xỉu.
- Mất kiểm soát hành vi.
- Tim đập nhanh
Xem thêm: Đau ngực và những nguyên nhân gây nên triệu chứng đau ngực
Đau tức ngực hậu Covid có nguy hiểm không
Một số cơn đau tức ngực có thể không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng một số khác có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nếu cơn đau ngực của bạn có các triệu chứng sau, bạn cần đến ngay cơ sở y tế xử trí kịp thời.
Tính chất cơn đau
Đau dữ dội, cảm giác tim như bị bóp nghẹt khiến người bệnh vật vã, hoảng sợ. Đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi,…
- Đau ngực rất nguy hiểm
Vị trí đau
Đau ngực trái, quanh vị trí tim thường là biểu hiện cảnh báo nhồi máu cơ tim. Đau ngực lệch phải hoặc bên trái không trùng vị trí tim có thể do tràn khí màng phổi.
Hướng lan của cơn đau
Đau tức ngực có thể đau khu trú hoặc đau có hướng lan rõ ràng. Thường những cơn đau lan là biểu hiện của bệnh lý mắc phải như nhồi máu cơ tim gây đau ngực lan lên vai và tay, đau lan ra phía sau có thể do phình tách động mạch chủ ngực.
Tần suất, thời gian đau
Những cơn đau tức ngực kéo dài, thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương thực sự các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi. Ví dụ như đau ngực trên 2 phút và lặp lại liên tục trong vòng 30 phút cảnh báo nhồi máu cơ tim. Đau ngực liên tục không giảm có thể do tràn khí màng phổi, viêm phổi thùy.
Cách xử trí đau tức ngực hậu Covid
Ngay khi xảy ra cơn đau tức ngực, người bệnh cần:
- Dừng ngay tất cả các hoạt động đang làm.
- Tìm chỗ râm mát để nghỉ ngơi.
- Hít thở đều và sâu.
- Giữ tinh thần thoải mái, không hoảng loạn, lo lắng.
- Nếu tủ thuốc gia đình có sẵn các loại thuốc giãn mạch thì ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Nếu bệnh nhân đau ngực dữ dội kèm khó thở, choáng váng, vã mồ hôi, nôn, buồn nôn,… hoặc không thuyên giảm sau 20 phút dùng thuốc cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
- Thuốc amlodipin được chỉ định cho người bị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định
Xử trí đau tức ngực tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, tất cả bệnh nhân đau ngực cần được ưu tiên phân loại và được bác sĩ thăm khám sớm nhất. Tại phòng cấp cứu, người bệnh sẽ được đánh giá và ổn định chức năng sống bằng cách:
- Theo dõi và ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
- Thở oxy.
- Dùng thuốc giảm đau, giãn mạch căn cứ trên tình trạng bệnh nhân.
- Làm xét nghiệm máu định lượng troponin, CK-MB, điện giải đồ,…
- Theo dõi SPO2, huyết áp, điện tim thường xuyên.
Nếu xác định chính xác cơn đau ngực do nguyên nhân nào gây ra thì thực hiện cấp cứu theo nguyên nhân.
Xem thêm: Địa chỉ khám Tim Mạch uy tín cùng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam