Dây rốn thắt nút: “Nỗi sợ vô hình” của hàng triệu mẹ bầu Việt

Dây rốn thắt nút – một trong những trường hợp hiếm gặp trong mang thai và sinh nở nhưng cũng là mối nguy hiểm “đe dọa” hàng triệu mẹ bầu ở nước ta và khắp thế giới. Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 – 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi gặp phải tình trạng này cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.

Dây rốn thắt nút – một trong những trường hợp hiếm gặp trong mang thai và sinh nở nhưng cũng là mối nguy hiểm “đe dọa” hàng triệu mẹ bầu ở nước ta và khắp thế giới. Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 – 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi gặp phải tình trạng này cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.

Dây rốn thắt nút là gì?

Dây rốn là đường dẫn khí oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang con và nó là “nguồn sống”, đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh khi còn trong bụng mẹ.

Dây rốn thắt nút sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai và chuyển dạ bởi khi ấy các chất dinh dưỡng sẽ bị “ngừng trệ”, thai nhi không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Mối “đe dọa khổng lồ” của hiện tượng dây rốn thắt nút

Dây rốn thắt nút có các trường hợp như: dây rốn thắt lỏng và dây rốn thắt chặt, mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tùy tình trạng thắt nút của dây rốn. Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng và có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.

Dây rốn thắt nút
Dây rốn thắt nút (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ em bé luôn chuyển động thông qua việc nghịch, xoay đầu,…sẽ khiến các nút thắt dây rốn bị chặt. Và điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, khi đầu em bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng kéo xuống và nút thắt trở nên chặt hơn và rất có thể em bé sẽ tử vong khi chuyển dạ.

Cũng có khá nhiều trường hợp dù bị thắt nút nhưng ca vượt cạn vẫn diễn ra an toàn, mẹ tròn con vuông. Điều này có nghĩa là dây rốn thắt lỏng và khá dài nên khi đầu thai nhi di chuyển xuống dưới và dây rốn cũng không bị kéo căng nên vẫn có oxy và tuần hoàn máu đến em bé.

Dây rốn thắt nút – Nguyên nhân và thời điểm hình thành

Khó có thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn thắt nút ở em bé. Theo các bác sĩ, dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn.

Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm: dây rốn dài, kích thước thai nhỏ, đa ối, thai nhi là bé trai nên vận động nhiều hơn, song thai một túi ối, mẹ tiểu đường thai kỳ, mẹ trải qua nhiều lần sinh nở, có sử dụng chất kích thích,…

Hầu hết các chuyên gia, bác sĩ đều nhận định rằng việc xác định thời điểm hình thành dây rốn thắt nút là rất khó. Theo đó, dây rốn thắt nút có thể tạo thành từ khoảng 9-12 tuần thai, khi ấy thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi.

Bảo vệ con yêu ngay từ trong bụng mẹ

Việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó, mẹ chỉ có thể chẩn đoán thai nhi gặp phải hiện tượng dây rốn thắt nút bằng việc siêu âm 4D và ở những tuần đầu thai kỳ. Lúc này thai bé và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn thì dây rốn dài hơn và em bé cũng lớn hơn thì rất khó nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút.

(Theo Suckhoedoisong.vn)

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận