Điều trị bệnh Gout
Đã bị bệnh gout thì bạn phải xác định sống chung với nó cả đời. Vì đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không điều trị thì nó lại gây ra vô số biến chứng, đau đớn cho người bệnh. Lựa chọn duy nhất cho người bệnh là điều trị bệnh gout sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.
Nội dung bài viêt
Nguyên tắc điều trị bệnh gout
- Triệu chứng gout điển hình là sưng đau ngón chân cái (Ảnh Internet)
- Chống viêm các khớp trong các đợt gout cấp tính
- Kiểm soát axit uric máu trong mức cho phép để phòng ngừa những đợt viêm khớp cấp tái phát, tránh biến chứng xảy ra.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo nhất là nhóm các bệnh lý về chuyển hóa như huyết áp cao, đai tháo đường, mỡ máu cao, béo phì và các bệnh lý về thận…
- Chú trọng điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc đã thuyên giảm mới bắt đầu dùng các loại thuốc hạ axit uric máu
- Để đạt được hiệu quả trong điều trị nên kiểm tra thường xuyên nồng độ axit máu và niệu. Đồng thời kiểm tra chức năng thận.
Điều trị cơn gout cấp tính
- Điều trị cơn Gout cấp (Ảnh Internet)
Các biện pháp để giảm đau và sưng khớp của cơn gout cấp như:
- Dùng thuốc chống viêm càng sớm càng tốt
- Băng và nâng khớp
- Uống nhiều nước. Tuyệt đối không dùng nước có cồn hoặc nước ngọt
- Thư giãn vì căng thẳng có thể làm nặng thêm bệnh gout
- Đến gặp bác sĩ để được tư vấn
Mặc dù cơn đau khởi phát và đau dữ dội đột ngột nhưng nó sẽ dần dần biến mất trong khoảng 7 đến 10 ngày. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong 36 giờ đầu cơn gout cấp thường khiến bệnh nhân cảm thấy tồi tệ nhất. Tuy nhiên cơn gout cấp sẽ nhanh chóng được kiểm soát nếu bạn đến gặp bác sĩ.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh gout
Những thuốc dùng điều trị cơn đau của gout cấp tính
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
NSAID thường được sử dụng để nhanh chóng làm giảm đau và sưng của cơn gout cấp. Đồng thời nếu dùng trong vòng 24 giờ đầu tiên, có thể làm giảm thời gian xuất hiện của cơn gout cấp.
Tuy nhiên, NSAID phải thận trọng khi dùng cho người cao tuổi và mắc các bệnh lý kèm theo. Đối với bẹnh nhân mắc bệnh lý về thận, viêm loét dạ dày tá tràng hay bệnh nhân đnag sử dụng thuốc chống đông máu thì nên tránh sử dụng NSAID. Không nên sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài.
Corticosteroid
Corticosteroid như prednisone có thể được uống bằng đường miệng hoặc tiêm vào khớp bị viêm để giảm đau và sưng cơn gout cấp tính. Chúng có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm một cách hệ thống nếu cơn đau cấp không đáp ứng với các loại thuốc khác hoặc nếu nhiều khớp bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, tiêm hormone tuyến thượng thận (ACTH), một loại thuốc tổng hợp kích thích cơ thể sản xuât corticosteroid một cách tự nhiên, giúp điều trị cơn gout cấp. Corticosteroid và ACTH thường bắt đầu phát huy tác dụng trong 24h sau khi người bệnh dùng chúng.
Tuy nhiên vì nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, cộng thêm tình trạng lạm dụng nhiều nên không được khuyến khích sử dụng.
Colchicin
Colchicin là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal. Đây là loại thuốc điều trị gout được dùng trong hơn 2000 năm. Nó giúp giảm đau và sưng các cơn đau cấp tính. Tác dụng phụ thường gặp nhất của Colchicine là tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng, hoặc một số triệu chứng nặng hơn. Giống như tất cả các loại thuốc chống gout, nó được chứng minh là có hiệu quả nhất nếu được dùng khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.
Điều trị gout liên tục để giảm axit uric máu
- Điều trị Gout (Ảnnh Internet)
Mục tiêu của điều trị gout là làm giảm axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm liều thấp của Colchicine hoặc một NSAID cùng với một trong các loại thuốc thuốc dưới đây trong 6 tuần đầu tiên đến 12 tháng để hạn chế cuộc tấn công của gout:
Allopurinol:
Allopurinol làm giảm sản xuất acid uric. Thuốc được quy định dùng với liều thấp hàng ngày thời gian đầu, rồi tăng dần. Các tác dụng phụ không thường xuyên bao gồm phát ban da và đau bụng. Các vấn đề về dạ dày thường biến mất khi điều chỉnh lại thời điểm uống hoặc giảm liều. Trong một số ít trường hợp, allopurinol có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Febuxostat:
Febuxostat có thể là một lựa chọn nếu bạn phát triển các tác dụng phụ của allopurinol hoặc bị bệnh thận. Giống như allopurinol, febuxostat làm giảm lượng acid uric trong cơ thể. Nó cũng bắt đầu ở liều thấp hơn, có thể tăng lên nếu nồng độ acid uric vẫn cao. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn và đau khớp hoặc cơ.
Probenecid
Probenecid hoạt động trên thận giúp cơ thể loại bỏ acid uric. Thuốc được uống hàng ngày và có thể được kết hợp với thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và đau đầu.
Lesinurad
Lesinurad là một loại thuốc uống giúp cơ thể loại bỏ acid uric. Nó được sử dụng với một chất ức chế xanthine oxidase (XOI), chẳng hạn như allopurinol hoặc febuxostat, để tăng cường hiệu quả cho những người bị bệnh gout không được kiểm soát bởi XOIs liều tối ưu. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, triệu chứng cúm, tăng creatinin máu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), sỏi thận… Lesinurad cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch. Bệnh nhân nên giữ đủ nước để tránh hình thành sỏi thận.
Pegloticase:
Pegloticase được sử dụng khi các loại thuốc tiêu chuẩn không thể làm giảm mức acid uric. Pegloticase làm giảm acid uric một cách nhanh chóng và xuống mức thấp hơn so với các loại thuốc khác. Thuốc được truyền tĩnh mạch (IV) 2 tuần 1 lần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm phản ứng truyền, buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực và ói mửa.
Xem thêm: Tăng acid uric trong máu có phải là bị bệnh gout không?
Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát tình trạng gout bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để việc điều trị hiệu quả hơn. Có thể tham khảo các phương pháp điều trị gout bằng thuốc nam trong các trường hợp gout nhẹ và để giảm triệu chứng.
Xem thêm: Cách chữa bệnh gout bằng thuốc nam
Phòng cơn gout cấp tái phát
Sau cơn gout cấp đầu tiên có thể 10 – 15 năm sau người bệnh mới tái phát. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp người bệnh tái phát cơn gout cấp liên tục nếu không được điều trị. Lâu dần bệnh sẽ tiến triển thành gout mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, dự phòng cơn gout cấp tái phát có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mục đích của dự phòng cơn gout cấp tái phát là hạ thấp nồng độ acid uric và hạn chế tình trạng kết tinh muối urat tại khớp.
Kiềm hóa nước tiểu
Nước tiểu có tính acid có khả năng làm giảm độ bão hòa của acid uric khiến acid này dễ dàng kết tinh thành các tinh thể. Sự kết tinh các tinh thể muối natri urat đến một lượng nhất định sẽ gây ra viêm khớp và dẫn đến những cơn đau gout cấp về đêm. Ngược lại, trong môi trường nước tiểu có tính kiềm acid uric có độ hòa tan cao hơn, ít bị kết tinh hơn. Để kiềm hóa nước tiểu các bác sĩ có thể cho bạn uống các nước kiềm như soda, natri bicarbonat và theo dõi pH niệu liên tục.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bệnh nhân gout. Chế độ ăn dự phòng gout bao gồm:
- Giảm đạm: 100 – 150/g thịt mỗi ngày.
- Duy trì cân nặng hợp lý, BMI ≤ 25kg/m2.
- Hạn chế các thực phẩm giàu purine như: Nội tạng động vật, thịt bò, thịt trâu, tôm, cua, cá ngừ, các trích, thực phẩm đóng hộp,…
- Uống đủ nước, 2 – 4 lít nước/24 giờ.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, không tập quá sức.
- Không lao động nặng để hạn chế tác động lực lên khớp.
Điều trị gout giai đoạn mạn tính
Gout mạn tính được điều trị bằng cách kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nồng độ acid uric, hạn chế kết tinh muối urat và sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Các thuốc điều trị gout mạn tính bao gồm:
Thuốc chống viêm
- Colchicin: Là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout cấp hoặc cơn đau cấp của gout mạn tính. Liều khuyến nghị là 1mg/ngày, sử dụng trong 12 giờ đầu tiên khởi phát cơn đau gout, càng sớm càng tốt. Thuốc thường được phối hợp cùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp, người bệnh có chống chỉ định với thuốc NSAIDs thì liều Colchicin là 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên, 1 mg x 2 lần trong ngày thứ 2, 1mg từ ngày thứ 3 trở đi. Thuốc có tác dụng nhanh, thường sau 24 – 48h cơn đau sẽ thuyên giảm.
- NSAIDs: Có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Colchicin. Các thuốc thường dùng bao gồm Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib. Thuốc chống chỉ định với người viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận,…
- Corticoid: Đây là thuốc chống viêm có tác dụng mạnh, thường chỉ được sử dụng khi Colchicin và NSAIDs không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.
Thuốc giảm acid uric
Các thuốc giảm acid uric tác động vào quá trình tổng hợp hoặc thanh thải acid uric. Bao gồm:
Thuốc ức chế tổng hợp acid uric
Allopurinol được sử dụng dựa trên nồng độ acid uric máu. Thuốc không sử dụng ngay trong cơn gout cấp mà chỉ dùng khi đợt viêm đã thuyên giảm và sau 1 – 2 tuần dùng Colchicin. Thông thường, liều khởi đầu là 100mg/ngày trong tuần đầu tiên, sau đó tăng lên 200 – 300mg/ngày.
Thuốc tăng thải acid uric
Phần lớn acid uric đào thải ra khỏi cơ thể nhờ thận, vì vậy trước khi dùng thuốc tăng thải acid uric người bệnh cần được xét nghiệm acid uric niệu, chứng năng thận và sàng lọc các bệnh lý thận. Probenecid, Sunfin Pyrazol, Benzbromaron là một số thuốc thường dùng.
BS. Nguyễn Nga
Hội bác sỹ trẻ – Học viện Quân Y