Điều trị bệnh vảy nến da đầu sớm đơn giản nhanh chóng
Bệnh vảy nến da đầu là rối loạn da thường gặp với triệu chứng xuất hiện những mảng dày đỏ, có vảy trắng bạc và gây ngứa trên da dầu. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự tự tin của người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bênh này cũng như các phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Bệnh vảy nến da đầu là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh lý rối loạn da có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể, một trong những vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất là da đầu, khi đó gọi là bệnh vảy nến da đầu. Các tổn thương trên da đầu thường xuất hiện thành mảng bám dày, sưng đỏ, ranh giới rõ ràng. Trên bề mặt các mảng có nhiều vảy trắng dễ bong tróc và gây chảy máu. Ngoài ra khi mắc bệnh, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như:
- Đau đầu khô, bong tróc.
- Ngứa dữ dội, liên tục không ngừng.
- Đau, chảy máu do trầy xước hoặc khi loại bỏ các mảng da bị tổn thương.
- Khó chịu, thay đổi tâm trạng, thậm chí là trầm cảm.
- Biểu hiện khi mắc vảy nến da đầu
2. Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu?
Nấm da đầu và vảy nến da đầu rất dễ nhầm lẫn với nhau do có các triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hai bệnh này có một số đặc điểm khác biệt như:
Về nguyên nhân gây bệnh
Nấm da đầu thường do các chủng nấm Trichophyton, Trichosporon, Pierdraiahoryal tấn công da đầu. Trong khi cơ chế gây bệnh vảy nến da đầu liên quan đến hệ miễn dịch.
Về triệu chứng
- Bệnh nấm da đầu có các biểu hiện như: Vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện vảy gàu trắng, có thể có mụn nước. Xuất hiện mụn đỏ viêm nhiễm rồi lan rộng ra cùng các vảy gàu bết dính. Người bệnh thấy ngứa ngáy, khó chịu, tóc rụng nhiều. Trường hợp tổn thương nặng có thể gây lở loét, mưng mủ trên da đầu.
- Bệnh vảy nến xuất hiện các vùng da bị nhiễm bệnh dạng ban đỏ, có vảy khô, trắng bong tróc. Người bệnh ít bị rụng tóc, nếu có rụng tóc cũng ít nghiêm trọng và thường ở vị trí nhất định
3. Vảy nến da đầu có lây không? Có chữa được không?
Vảy nến da đầu là bệnh được xác định do hệ miễn dịch mà không phải do các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn gây nên. Vì vậy, bệnh không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền nên nếu trong gia đình có người mắc vảy nến bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh vảy nến, các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng bệnh, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu
Chẩn đoán vảy nến chủ yếu dựa trên khám lâm sàng các tổn thương thực thể tại vùng da đầu, các triệu chứng người bệnh gặp phải cũng như thực hiện kiểm tra mô bệnh học và soi da, phương pháp cạo vảy Brocq. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện cận lâm sàng như sinh thiết da, chụp X-Quang, xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh vảy nến da đầu.
5. Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả
5.1 Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng thuốc tây
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh vảy nến da đầu, các thuốc hiện được sử dụng chủ yếu có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn bệnh diễn tiến xấu. Quá trình điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn là giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
Điều trị tại chỗ
- Dithranol, anthralin: Có hiệu quả rất tốt đối với bệnh vảy nến thể mảng, được sử dụng trong cả giai đoạn tấn công và duy trì.
- Acid salicylic: Có tác dụng bạt sừng, bong vảy. Khi kết hợp cùng corticoid vừa có tác dụng bạt sừng vừa có tác dụng chống viêm.
- Calcipotriol: Đây là một chất dẫn của vitamin D4, thường sử dụng điều trị vảy nến da thể thông thường.
- Vitamin A acid: Dùng điều trị trong giai đoạn tấn công, tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát.
- Quang trị liệu bằng UVA, UVB, PUVA vùng da đầu.
Điều trị toàn thân
- Methotrexat: Có tác dụng điều trị đỏ da do vảy nến, vảy nến thể mủ.
- Acitretin: Có tác dụng điều hòa quá trình sừng hóa, điều trị các thể vảy nến nặng.
- Cyclosporine: Ức chế miễn dịch, điều trị vảy nến nặng.
- Corticoid: Giảm viêm nhưng mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cần thận trọng.
- Vitamin B12, vitamin C: Nâng cao thể trạng.
- Sinh học trị liệu.
5.3 Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà bằng các mẹo dân gian
Bên cạnh các thuốc tây y, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bệnh bằng một số mẹo dân gian như:
Dầu dừa
Dầu dứa chứa chất giúp làm mềm da và tăng cường sức khỏe da. Dùng một vài giọt dầu dừa massage nhẹ nhàng trên da đầu rồi ủ trong 20 phút. Sau đó gội đầu như bình thường.
Nha đam
Nha đam có khả năng làm mát, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da đầu. Nha đam cũng giúp chữa lành da, hạn chế tình trạng đỏ, bong tróc, kích ứng da. Dùng gel nha đam kết hợp massage vùng da đầu mỗi ngày ba lần trong vòng một tháng sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm, đỏ của bệnh vảy nến. Dùng lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun lấy nước trà đặc rồi pha thêm nước để gội đầu. Người bệnh có thể đun lá trà xanh làm nước uống hay ngày cũng có hiệu tích cực.
- Điều trị bệnh vảy nến để tránh bệnh nặng thêm
Xem thêm
6. Vảy nến da đầu dùng dầu gội gì?
Lựa chọn các loại dầu gội phù hợp cùng với thuốc bôi sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. Dưới đây là một số loại dầu gội cho da đầu bị vảy nến:
Dầu gội chứa acid salicylic
Acid salicylic có tác dụng giảm liên các tế bào sừng với nhau. Từ đó giúp loại bỏ phần da chết, hỗ trợ làm mềm, loại bỏ vảy trên da đầu dễ dàng. Tuy nhiên loại dầu gội này có khả năng gây kích ứng và rụng tóc, cần thận trọng khi sử dụng.
Dầu gội chứa clobetasol propionate
Clobetasol propionate là chất có khả năng kháng viêm mạnh thường được các bác sĩ kê đơn. Các sản phẩm dầu gội chứa clobetasol propionate có tác dụng giảm đỏ da, giảm phù nề. Khi sử dụng người bệnh cần sử dụng liên tục tối thiểu 4 tuần để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Dầu gội chứa coal tar
Coal tar có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả. Ở người bệnh vảy nến, coal tar còn giúp kiểm soát tốt tình trạng đỏ, ngứa và bong vảy trên da đầu. Tuy nhiên, các loại dầu gội này có tác dụng tương đối mạnh nên không được dùng cho trẻ nhỏ.
BS. Vũ Thị Anh Đào
Kim Miễn Khang – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu khiến người mắc xấu hổ, tự ti. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người lựa chọn giải pháp thảo dược là Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang chứa các thành phần thảo dược quý như sói rừng, chiết xuất nhũ hương, cao nhàu, cao bạch thược, cao thổ phục linh,… tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh vảy nến da đầu (ổn định, điều hòa miễn dịch) đồng thời giảm triệu chứng viêm, ngứa ngáy, đau rát, giảm tổn thương trên da. Cụ thể như sau:
– Giúp giảm triệu chứng viêm, ngứa ngáy, đau rát, giảm những tổn thương trên da nhờ các thảo dược như
– Giúp ổn định, điều hòa miễn dịch nhờ các thảo dược.
Hiệu quả của sản phẩm Kim Miễn Khang đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng. Tháng 6 năm 2014, Kim Miễn Khang đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng, nổi bật là đề tài do PGS.TS Trần Lan Anh – Nguyên Trưởng phòng đào tạo Bệnh viện Da liễu Trung ương thực hiện, cho kết quả đối với bệnh vảy nến: Tỷ lệ cải thiện tốt ở nhóm sử dụng Kim Miễn Khang cao gấp gần 2 lần nhóm không dùng, sản phẩm an toàn khi sử dụng.
- Kim Miễn Khang tác động bệnh vảy nến da đầu theo 2 cơ chế
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau: Giải đáp những thắc mắc thường gặp của người bệnh vảy nến về Kim Miễn Khang hoặc nhanh chóng liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!