Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Nội dung bài viêt
Tìm hiểu về ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa tên khoa học là Xanthium strumarium L. Cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), thường mọc hoang ở nhiều vùng miền trên cả nước. Trong Đông y, ké đầu ngựa thường gọi bằng những cái tên như thương nhĩ, phắt ma, xương nhĩ, thương nhĩ tử.
- Hình ảnh cây ké đầu ngựa giúp chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Đặc điểm cây ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa là loài cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tại các bãi đất hoang, bờ đường hay bờ ruộng.Đây là loại cây thân thảo quanh năm. Thân cây hình trụ, cao khoảng 50-80 cm, ít nhánh, thân, cứng, có khía, màu lục, lông cứng.
Lá cây ké đầu ngựa mọc so le, hình tam giác hoặc hình tim. Chiều dài của lá từ 4-10 cm. Hoa ké đầu ngựa có màu xanh nhạt. Quả ké có hình như quả trứng, có sừng nhọn trên đầu nhiều gai góc nên dễ vướng vào lông động vật hay quần áo, tóc của người để phát tán đi xa. Quả ké đầu ngựa ra nhiều vào khoảng tháng 5 đến tháng 8.
Bộ phận dùng của cây ké đầu ngựa
Phần quả và toàn bộ phần trên mặt đất của cây ké đầu ngựa đều có thể dùng làm thuốc.Quả thu hái khi chưa ngả sang vàng, đem phơi khô hoặc sấy khô để dùng.
Thành phần hóa học trong cây ké đầu ngựa:
Các thành phần này bao gồm: Alcaloid, saponin, chất béo, iod…cụ thể:
- Iod: Hàm lượng iod trong cây ké đầu ngựa khá cao, 1g lá, thân hoặc quả chứa khoảng 200-230µg iod
- Sesquiterpen lacton như xanthumin, xanthain, xanthol.. chứa nhiều trong quả cây ké đầu ngựa. Ngoài ra quả non có chứa lượng lớn vitamin C và hợp chất khác như glucose,fructose, sucrose …
- Dầu béo: một lượng lớn dầu béo được tìm thấy trong hạt cây ké đầu ngựa. Dầu ké lỏng, màu vàng nhạt, không mùi, vị tương tự dầu thực vật. Bên cạnh đó, hạt cây ké đầu ngựa cũng chứa một số chất độc cho gia súc như hydroquinon, cholin…
Ngoài ra.
- Bã dược liệu ké đầu ngựa sau khi chiết lấy dầu chứa nhiều N 8 -10%, acid phosphoric 3 – 3,5%
- Rễ ké đầu ngựa chứa β-sitosterol, stigmasterol, campesterol và một glucosid tan trong nước với độ chảy 242 .
- Toàn cây ké đầu ngựa là nguồn phân hữu cơ rất tốt vì giàu đạm (30 – 40% nitrogen).
Từ xa xưa, người Hy lạp đã sử dụng quả ké để làm thuốc nhuộm có màu vàng. Những nước vùng Trung Đông và Trung Quốc sử dụng quả ké đầu ngựa để điều trị các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh xương khớp. .
Liều lượng và cách dùng ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao, dùng từ 10- 16g/ ngày
Bảo quản ké đầu ngựa
Nơi khô ráo, thoáng mát
Công dụng chữa viêm mũi dị ứng từ ké đầu ngựa
Theo y học cổ truyền, ké đầu ngựa thuộc nhóm “Tân ôn giải biểu” ,quả ké đầu ngựa có vị hơi ngọt, tính ôn, ít độc, vào kinh phế, có công dụng chỉ thống, khu phong, trừ thấp, sát khuẩn. Chính vì vậy, quả ké đầu ngựa có thể chữa được một số chứng bệnh và bệnh như: chảy nước mũi, đau đầu, nhức đầu, viêm mũi – xoang. Ngoài ra, ké đầu ngựa còn được sử dụng để chữa lở loét, mụn nhọt, đau răng đau cổ họng, … Tuy nhiên không nên dùng khi nhức đầu do huyết hư hay dược liệu đã mọc mầm.
- Ké đầu ngựa thuộc nhóm Tân ôn giải biểu, có tác dụng chỉ thống, khu phong, trừ thấp..
- Ké đầu ngựa giảm cường độ co bóp của tim, giảm thân nhiệt, lợi tiểu
- Rễ cây ké đầu ngựa làm giảm đường huyết trên động vật thí nghiệm
- Hợp chất xanthumin có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
- Ké đầu ngựa có tác dụng kháng histamin khi kết hợp với 15 loại dược liệu khác (đã được chứng minh)
- Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, tăng nhu động ruột và gây phong bế tim trên động vật thí nghiệm
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, ta có thể áp dụng các bài thuốc từ ké đầu ngựa như sau:
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Các bài thuốc từ ké đầu ngựa giúp chữa viêm mũi dị ứng
Bài thuốc số 1
Thành phần bao gồm:
- ké đầu ngựa 10 – 16g
- kim ngân hoa 30g
- hoa ngũ sắc 15g
Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào siêu, đổ vào 4 chén nước sắc còn 1 chén để uống.
Lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng, những người bị lạnh bàn chân phải ngâm chân trong nước ấm 10 phút mỗi tối.
Bài thuốc số 2
Thành phần bao gồm: Ké đầu ngựa
Cách thực hiện: Ké đầu ngựa đem sao cho đến khi có màu xám thì tắt bếp, sau đó tán thành bột mịn
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g. Uống liên tục trong vòng 2 tuần (1 liệu trình) sau đó nghỉ 3- 4 hôm rồi tiếp tục uống bắt đầu liệu trình mới
Bài thuốc trị chảy nước mũi
Các bài thuốc trị chảy nước mũi các thành phần ké đầu ngựa
Bài thuốc số 1
Thành phần bao gồm:
- quả ké đầu ngựa 8g
- tân di 15g
- bạc hà 1.5g
- bạch chỉ 30g
Cách thực hiện: Tán các thành phần trên thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè (làm thang).
Nhưng cần lưu ý 2 vấn đề: vị thuốc “tân di” cần dùng vải bọc lại, để tránh trộn lẫn vào nước thuốc, gây ngứa; vị thuốc “bạc hà” phải cho vào sau (sau khi sắc xong, cho bạc hà vào, đun sôi lại rồi bắc ra ngay).
Đây gọi là “thương nhĩ tử tán”: phương này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi. Chữa tắc mũi, không phân biệt mùi vị, mũi chảy nước vàng đục
Bài thuốc số 2
Thành phần bao gồm:
- ké đầu ngựa 8g
- tân di 8g
- bạc hà 4g
- bạch chỉ 12g
Cách thực hiện: Đem các thành phần trên sắc lấy nước uống. Dùng với chứng bệnh phổi chứa thấp trọc, khi chất đục đi ngược lên lỗ mũi gây tắc không thông, chary nước mũi, viêm xoang mũi..
Bài thuốc trị đau họng, nhức đầu, ngạt mũi
Thành phần bao gồm:
- ké đầu ngựa 20g
- tế tân 4g
- hoàng kỳ 30g
- kinh giới 10g
- bạch chỉ 6g
- gạo tẻ 60g
- đường trắng
Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào siêu, sắc lấy nước. Cho nước đó vào nấu với gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm đường cho dễ ăn.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục từ 7-10 ngày
Một số lưu ý khi dùng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng
Khi dùng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Sử dụng đúng cách, tuân thủ đúng liệu trình điều trị để bài thuốc phát huy hết tác dụng
- Tùy vào thể trạng, cơ địa từng người mà thuốc phát huy tác dụng nhanh hoặc chậm, do đó nên kiên trì trong quá trình sử dụng thuốc.
- Khi sử dụng mà bệnh tình không thấy thuyên giảm hoặc ngược lại làm tiến triển bệnh trầm trọng hơn thì nên đến các cơ sở để được thăm khám và tư vấn điều trị.
- Trong quá trình dùng các bài thuốc từ ké đầu ngựa, nên kiêng ăn thịt lợn vì khi dùng chung sẽ gây hiện tượng nổi quầng đỏ
- Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên cần nhắc, thận trong khi dùng các bài thuốc trên. Cần thao khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa. Đây là vị thuốc dân gian an toàn, giá rẻ, cách thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước.
Hiện nay, một số cơ sở cung cấp nguồn dược liệu không được đảm bảo, do đó người bệnh nên thận trọng khi lựa chọn và sử dụng.
Thầy thuốc Việt Nam sưu tầm- tổng hợp