Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng được áp dụng như đông y, bài thuốc dân gian, tây y…Tuy nhiên có thể nói chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây y là phương pháp phổ biến nhất. Cùng xem cụ thể hơn trong bài viết dưới đây!

Phương pháp chính chữa viêm mũi dị ứng

  • Loại bỏ tác nhân có khả năng gây bệnh ( khói thuốc lá, bụi nhà, lông chó mèo..)
  • Dùng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng: Dạng thuốc uống, dạng thuốc xịt..
  • Dùng các bài thuốc Nam trị viêm mũii dị ứng như kim ngân hoa, lá bạc hà, hoa cúc vàng…
  • Phẫu thuật: khi điều trị bằng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các yếu tố này

Lợi ích từ việc sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng

Sự tiện lợi với nhiều đối tượng người sử dụng

Sở dĩ đông đảo người bệnh lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây y do tính tiện lợi. Đặc điểm của bệnh là tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh khởi phát trong điều kiện có thay đổi đột ngột về môi trường, thời tiết hoặc giảm miễn dịch…  Do đó, người bệnh thường phải mang theo thuốc bên mình. Ưu điểm về sự gọn nhẹ của thuốc Tây phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó việc sử dụng cũng thuận tiện nhẹ nhàng, không cần sắc thuốc hay chế biến thêm.

Bảo quản lâu hơn và dễ dàng hơn với dạng thuốc khác

So với thuốc đông y hoặc các bài thuốc dân gian, thuốc Tây có thể bảo quản lâu hơn và dễ dàng hơn. Có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng., minh bạch giúp người bệnh yên tâm  khi sử dụng

Tác dụng nhanh hơn đáng kể

Đặc biệt, thuốc tây giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng một cách nhanh chóng hơn đáng kể so với các dạng bàoi chế khác.

Phương pháp chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Việc chữa viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào các triệu chứng và đặc điểm mắc bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc cũng cần kết hợp các yếu tố khác:

Kiểm soát tiếp xúc với dị nguyên

Các dị nguyên thường gặp trong viêm mũi dị ứng bao gồm: bụi bẩn, hóa chất, khí độc, rác thải, phấn hoa, phấn cây cỏ, lông động vật (chó mèo)…

chữa viêm mũi dị ứng
Kiểm soát các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng để chữa viêm mũi dị ứng (Ảnh internet)

Dị nguyên là điều kiện cần dẫn tới phát bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, về lý thuyết, tránh được dị nguyên là việc cần thiết nhất trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế điều này rất khó có thể thực hiện được.

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm mũi dị ứng

Hiện nay Tây y cũng chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm mũi dị ứng. Việc chữa bệnh chủ yếu là nhằm giảm bớt các triệu chứng bệnh gây ra và có tác dụng tạm thời. Bệnh chỉ được khống chế một khoảng thời gian ngắn trong và sau khi dùng thuốc.

Mục tiêu của việc sử dụng thuốc Tây là giảm tới mức tối thiểu các triệu chứng của bệnh. Và lựa chọn phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tối ưu nhất, ít có tác dụng không mong muốn.

Dạng bào chế thường gặp

Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng rất đa dạng có thể kể đến các loại như:

  • Thuốc uống: gồm các nhóm thuốc kháng histamin; thuốc cường giao cảm gây co mạch; nhóm corticoid; kháng sinh …
chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc uống chữa viêm mũi dị ứng (Ảnh Internet)
  • Thuốc dùng tại chỗ: các loại thuốc xịt, thuốc hít hoặc thuốc nhỏ. Dạng này thường là các thuốc nhỏ có tác dụng làm co mạch; các loại corticoid dạng xịt chứa flutiason, hay là thuốc nhỏ mũi nước muối sinh lý NaCl 0.9%
chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng dùng tại chỗ (Ảnh Internet)

Ngoại trừ nước muối sinh lý, các thuốc tác dụng tại chỗ thường có lợi điểm là tác dụng trực tiếp cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên cũng cần chú ý nguy cơ phản ứng phụ (ảnh hưởng toànthaan, hiện tượng suy thượng thận cấp), hoặc hiện tượng nhờn thuốc, nghiện thuốc…

Nhóm thuốc thường được sử dụng

  • Thuốc Corticosteroid là nhóm thuốc chứa lượng kháng sinh cao. Do đó, các bác sỹ thường hạn chế sử dụng hoặc dùng ở liều thấp. Nếu lạm dụng những thuốc này có thể gây ra những hậu quả với thận và xương. Thuốc thường chỉ được chỉ định với nhóm viêm mũi dị ứng nặng và mãn tính. Những bệnh nhân này được chỉ định sử dụng liều thấp nhất trong thời gian ngắn (5-7 ngày).
  • Các thuốc kháng histamine giúp cải thiện các triệu chứng như chảy nước mũi, tắc mũi, khó thở. Trong đó, những thuốc kháng histamine thế hệ 1 có hiệu quả không triệt để, đồng thời có nguy cơ gặp các tác dụng phụ như tiểu buốt, tiểu rắt, buồn ngủ, khô miệng…Thuốc kháng histamine thế hệ 2 có thể khắc phục các nhược điểm kể trên, tuy nhiên lại có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
  • Thuốc co mạch thường được sử dụng kèm với các thuốc kháng histamine kể trên. Tác dụng chính là giảm các triệu chứng như sưng, viêm vùng niêm mạc mũi. Do đó, thuốc có tác dụng ức chế tình trạng nhiễm trùng; đồng thời loại bỏ hoặc giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu. Tuy nhiên nhóm này thường gây các tác dụng phụ như bồn chồn, chóng mặt, bủn rủn chân tay, buồn nôn…
  • Thuốc nhỏ, rửa mũi Nacl 0,9% (nước muối sinh lý) được khuyên dùng để rửa mũi, giúp giải tỏa dịch nhày trong mũi, thông thoáng đường thở và hạn chế bội nhiễm vi khuẩn.
  • Ngoài ra, trong trường hợp có nhiễm khuẩn, các bác sỹ cũng xem xét chỉ định các kháng sinh phù hợp

Một số lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Dù bệnh nhân lựa chọn bất kỳ phương pháp chữa viêm mũi dị ứng nào thì cũng cần có những lưu ý, cụ thể khi sử dụng các loại thuốc Tây nên nhớ:

  • Thuốc Tây không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ làm giảm, mất các triệu chứng.
  • Chỉ có thể khỏi bệnh nếu loại trừ được dị nguyên
  • Nên sử dụng thuốc phòng ngừa hơn là chữa viêm mũi dị ứng khi bệnh khởi phát.
  • Nên gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra,các biện pháp dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh nhân cần tuân thủ cần thực hiện như:

Giặt chăn ga, gối đệm thường xuyên và định kỳ giúp giảm nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

Giặt chăn ga, gối đệm thường xuyên và định kỳ giúp giảm nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

  • Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà hoặc hạn chế đến mức tối đa không tiếp xúc với chúng.
  • Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh do bụi bẩn, bụi nhà
  • Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Hạn chế các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng
  • Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  •  Hạn chế đến mức tối đa  hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi.
  • Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.
  •  Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ và mũi.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này quý độc giả có cái nhìn cụ thể và chính xác nhất trong việc sử dụng thuốc Tây để chữa viêm mũi dị ứng. Áp dụng biện pháp nào để điều trị viêm mũi dị ứng cũng đi kèm các mặt ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó tuỳ thuộc vào bệnh cảnh mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp thăm khám và điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc các chỉ dẫn trên để đạt được hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

BS Ngô Thị Tâm

Theo Nội khoa Việt Nam

Xem thêm: Chữa viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc đông y