Dinh dưỡng cho trẻ đang bị chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng khiến cho vùng miệng của trẻ xuất hiện các vết viêm loét. Chúng khiến cho trẻ đau nhức, khó chịu, gây khó khăn trong việc ăn uống. Do đó khi bị chân tay miệng, trẻ thường biếng ăn. Những câu hỏi trẻ bị tay chân miệng ăn gì hay bị tay chân miệng kiêng ăn gì luôn khiến cha mẹ đau đầu. Nhằm bổ sung dinh dưỡng hiệu quả trong giai đoạn trẻ đang bị chân tay miệng, cần chú ý đến những thực phẩm dưới đây.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Khi trẻ bị tay chân miệng, thường có các nốt phồng, vết loét trong niêm mạc miệng, trên bề mặt lưỡi… gây đau rát. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ quấy khóc và bỏ ăn (hoặc bỏ bú). Chính vì vậy, ở giai đoạn này, trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì là câu hỏi khiến cha me đau đầu. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, lúc này bé cần những món ăn giàu dinh dưỡng và khoáng chất, dễ hấp thu để nhanh chóng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Cần lưu ý cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội, để tránh gây thêm các tổn thương về nhiệt.

1.1. Các nhóm chất cần bổ sung cho trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị chân tay miệng thường mệt mỏi, đau rát (đặc biệt là vùng miệng), chán ăn. Vì thế cần chế biến thực phẩm thành những món dễ ăn như: cháo, súp gà, súp lươn, miến… Kích thích ăn uống ở trẻ bằng cách cố gắng nấu vừa miệng trẻ.

Bổ sung chất đạm

Trứng và sữa cung cấp nguồn đạm cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng
Trứng và sữa cung cấp nguồn đạm cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng (Ảnh interntet)

Những thực phẩm giàu chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ bị chân tay miệng. Những thực phẩm giàu chất đạm phải kể đến: trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Bổ sung nhiều rau, củ, quả

Nước rau ép, hoa quả ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cho quá trình điều trị bệnh chân tay miệng. Trong đó cam, dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, nước dừa… rất tốt cho trẻ.

1.2. Đề xuất thực đơn đối với các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Cháo nhuyễn

Tốt nhất mẹ nên xay cháo thành bột nhuyễn để trẻ không phải nhai. Mẹ nên bổ sung thịt heo, bò cùng với rau, củ để cung cấp cho trẻ đủ nhóm chất dinh dưỡng. Khi các vết phồng loét trong miệng giảm bớt có thể cho trẻ quay về chế độ ăn cháo thường.

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa chứa nhiều protein giúp bé mau hồi phục đồng thời cung cấp nước để bù lại những cơn sốt làm bé kiệt sức. Một ly sữa mát sẽ giúp bé cảm thấy dịu lại trong miệng. Hãy cho bé uống từng chút, chia nhiều lần trong ngày.

Sữa chua là một lựa chọn tốt do giúp bé thấy dễ chịu và bổ sung lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ nên cho bé dùng nước ép trái cây thay cho nước uống hằng ngày, vì thức uống này bổ sung rất nhiều vitamin giúp bé nâng cao sức đề kháng. Các loại trái cây mẹ có thể cho bé dùng là: dưa hấu, xoài, bơ, đu đủ…

Nước ép, nước hoa quả

Nước cam chứa nhiều năng lượng và vitamin. Chúng giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp trẻ bị chân tay miệng phục hồi nhanh.

Nước dừa mát, thơm, mùi vị dễ uống. Nó có thể làm dịu nhẹ các vết loét đồng thời cung cấp chất điện giải cần thiết để ngăn ngừa dấu hiệu mất nước.

Dinh dưỡng cho trẻ đang bị chân tay miệng
                  Nước dừa giúp làm dịu nhẹ các vết loét (Ảnh internet)

Đu đủ có vị ngọt, ăn vào cảm giác mềm, mát. Nó sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng và làm dịu chúng. Đu đủ có nhiều vitamin có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng giúp điều trị chân tay miệng ở trẻ em.

Một số loại thực phẩm khác

– Mật ong

Mật ong có vị ngọt, ngậy. Nó có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét trong miệng. Có thể trộn sữa chua với mật ong và một ít trái cây cho trẻ bị chân tay miệng ăn.

– Bột sắn dây và các loại đậu

Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… đều có hàm lượng cao của các vitamin và khoáng chất. Chúng giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sự hệ thống miễn dịch cho trẻ bị chân tay miệng.

Còn sắn dây vốn là một loại thuốc quý, có tác dụng làm dịu làm mát toàn cơ thể. Sắn dây sẽ cải thiện mức độ đau đớn mà các vết loét gây ra cho trẻ bị chân tay miệng.

Dinh dưỡng cho trẻ đang bị chân tay miệng
Sắn dây sẽ cải thiện mức độ đau đớn mà các vết loét gây ra (Ảnh internet)

2. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng.

– Trẻ bị chân tay miệng nên kiêng thức ăn cay và nóng.

– Khi bị chân tay miệng, nên cho trẻ ăn những món trẻ thích.

– Chờ thức ăn nguội mới cho trẻ ăn để tránh hơi nóng làm miệng trẻ đau.

– Chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa cho trẻ ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc trẻ quấy khóc, sợ ăn.

– Nên chọn loại thìa không có cạnh sắc để dễ đút và không đụng đến các vết loét trong miệng trẻ.

– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sạch sau khi ăn.

– Sau 4-5 ngày khi trẻ đã giảm bệnh chân tay miệng và khỏi các triệu chứng ban đầu (nôn, sốt, đau họng…), có thể cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng bình thường, không kiêng khem.

Trên đây là những điều cần biết về dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và điều trị cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Cha mẹ cũng cần theo dõi kỹ các triệu chứng bệnh tay chân miệng của trẻ để kịp thời phát hiện biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tốt nhất cha mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ.

BS Uông Mai

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận