Gia tăng số ca mắc bệnh sởi dịp gần Tết

Từ vài tháng nay, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhân mắc bệnh sởi đến khám. Đáng chú ý, số bệnh nhân mắc bệnh sởi ngày càng tăng, đặc biệt trong hai ngày vừa qua đã có 8 bệnh nhân mắc sởi nặng nhập viện.

Gia tăng số ca bệnh nhân mắc sởi nhập viện (nguồn: internet)
Gia tăng số ca bệnh nhân mắc sởi nhập viện (nguồn: internet)

Đó là thông tin từ PGS.TS. BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai). Bác sĩ Cường cũng cho biết,  điều kiện thời tiết đông – xuân như hiện nay rất dễ bùng phát virus sởi.

Bệnh sởi gây ra bởi virus sởi (Paramyxo virus family, genus Morbillivirus) chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Virus Sởi hình cầu, đường kính 100-250 nm, chỉ sống được khi ở ngoại cảnh 30 phút, dễ bị bất hoạt bởi các thuốc sát trùng thông thường.

Tế bào đích chính của virus Sởi là các tế bào miễn dịch (Lympho T, B, macrophages và tế bào có gai). Sau đó virus chuyển đến hạch lympho vùng mà lympho T và lympho B bị nhiễm. Cuối cùng chúng phát tán đến các vị trí khác: lách, mô bạch huyết, gan, tuyến ức, da và phổi. Virus sởi, khi vào trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể. Thông thường, sau khi mọc ban ngày thứ 2 -3, kháng thể sẽ xuất hiện và tồn tại bền vững. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững.

Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vacxin sởi rất dễ bị virus sởi tấn công. Do đó, mọi người cần hết sức cẩn thận, có những biện pháp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tình hình sởi năm 2018 có tăng đột biến không chỉ ở Hà Nội mà các tỉnh miền Bắc với 5.100 trường hợp sốt phát ban, sởi. Trong khi năm 2017 chỉ hơn 300 ca. Với hiện tượng gia tăng bệnh nhân sởi từ trong thời gian gần đây dịch sởi có thể xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm/lần.

Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp

 

 

 

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận