Giải pháp điều trị rối loạn lo âu bạn nên biết

Rối loạn lo âu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, điều trị rối loạn lo âu kịp thời và đúng phương pháp rất cần thiết. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết những tác hại nghiêm trọng mà rối loạn lo âu có thể gây ra là gì và phương pháp điều trị hiện tại.

1. Những tác hại của rối loạn lo âu gây ra

Người bệnh sống chung với chứng rối loạn lo âu không được điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với vô số hậu quả nghiêm trọng. Trên thực tế, chứng rối loạn này có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Những ảnh hưởng của việc sống chung với chứng rối loạn lo âu không được điều trị bao gồm:

  • Không có khả năng hoàn thành trách nhiệm ở nhà, cơ quan hoặc trường học.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Không có khả năng thực hiện công việc nhanh chóng hoặc chính xác.
  • Không có khả năng tương tác bình thường với những người khác.
  • Sợ đám đông.
  • Cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì để làm cho mọi thứ tốt hơn.
  • Mất lòng tự trọng do cảm giác bất lực hoặc  tuyệt vọng.
  • Mất động lực.
  • Làm hại bản thân.
  • Suy nghĩ và hành vi tự sát.
Giải pháp điều trị rối loạn lo âu
Giải pháp điều trị rối loạn lo âu

2. Bệnh rối loạn lo âu có tự hết không?

Người bệnh và người xung quanh hầu hết không nhận ra chứng bệnh rối loạn lo âu. Họ đều nghĩ lo lắng, sợ hãi xảy ra vì một chuyện nào đó cũng như những lo lắng thường ngày rồi cũng sẽ qua. Chính sự nhầm lẫn đó dẫn đến việc điều trị rối loạn lo âu diễn ra muộn.

Rối loạn lo âu nghe có vẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng thực chất hậu quả của nó lại rất nặng nề. Người bệnh luôn sống trong trạng thái lo sợ, mất tập trung dẫn tới học tập sa sút, mất khả năng lao động và các mối quan hệ xã hội, lâu dần có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Do đó, rối loạn lo âu không thể tự hết, nếu không được điều trị tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và dẫn đến hậu quả đáng tiếc, nhất là tử vong.

Ngoài ra, để chữa khỏi rối loạn lo âu, người bệnh cần kiên trì và phối hợp tích cực với bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

3. Phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Có hai phương pháp điều trị rối loạn lo âu gồm:

  • Điều trị bằng thuốc.
  • Phương pháp điều trị tâm lý.

3.1.Thuốc điều trị rối loạn lo âu

Benzodiazepine

Benzodiazepine ảnh hưởng đến các thụ thể gamma-aminobutyric acid (GABA) của não. Hành động này làm chậm hệ thống thần kinh trung ương (CNS), tạo ra trạng thái thư giãn. Do đó, benzodiazepine có 4 tác dụng trong điều trị gồm:

  • Chống lo âu.
  • Chống động kinh.
  • Giãn cơ.
  • An thần.

Tùy thuộc vào từng tình trạng mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp/ ở liều thấp. benzodiazepin có tác dụng chống lo âu khá nhanh và trong thời gian ngắn. Ở mức liều cao hơn, nó sẽ giúp an thần, gây ngủ và giãn cơ.

Tác dụng phụ của benzodiazepin có thể:

  • Gây nghiện.
  • Buồn ngủ, lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, mất trí nhớ.

Chính những tác dụng phụ này và nguy cơ gây nghiện nên benzodiazepine được chỉ định cho một số ít trường hợp trong thời gian ngắn.

Busiprone

Buspirone thuộc nhóm thuốc azapirone, bao gồm các loại thuốc chống lo âu và chống loạn thần khác. Busiprone có tác dụng lên chất dẫn truyền thần kinh trong não như: Serotonin và dopamine. Cụ thể, nó là một chất chủ vận thụ thể serotonin kích thích receptor serotonin giúp giảm bớt lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, khó ngủ, đổ mồ hôi,…

Người bệnh dùng buspirone gặp ít tác dụng phụ hơn, và nếu có thì thường là đau đầu, lo lắng, buồn nôn, chóng mặt…Tình trạng phụ thuộc thuốc hầu như không có, Nhưng thuốc phát huy tác dụng chậm và chỉ hiệu quả với rối loạn lo âu từ nhẹ đến vừa, hầu như không hiệu quả với tình trạng lo âu nặng, hoảng loạn hoặc rối loạn ám ảnh.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng lo lắng nhưng thường mất từ 4 đến 6 tuần để tạo ra các tác dụng đáng chú ý.

Do đó, trong điều trị bác sĩ thường kết hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc benzodiazepine ở những tuần đầu tiên. Khi thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng thì sẽ ngưng dần benzodiazepine. Một số thuốc chống trầm cảm dùng để điều trị lo âu bao gồm: Escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil). sertraline (Zoloft).

Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc
Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc

Xem thêm

Các loại rối loạn lo âu và triệu chứng nhận biết

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị các bệnh về tim . Chúng cũng được sử dụng ngoài nhãn hiệu để giúp giảm các triệu chứng lo âu về thể chất, đặc biệt là trong chứng rối loạn lo âu xã hội.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn beta như propranolol (Inderal) để giúp giảm các triệu chứng lo lắng của người bệnh trong các tình huống căng thẳng.

Thuốc chẹn beta thường không gây ra tác dụng phụ ở những người dùng chúng. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt.
  • Buồn ngủ.
  • Khô miệng.

Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm: khó ngủ, buồn nôn, khó thở.

3.2. Phương pháp điều trị tâm lý

Để điều trị rối loạn lo âu đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên áp dụng đồng thời 2 loại liệu pháp tâm lý và dùng thuốc.

Mục đích của điều trị tâm lý là nhằm duy trì cảm xúc của bệnh nhân, giảm nhẹ các triệu chứng. Liệu pháp thư giãn và tâm lý cho thấy hiệu quả tốt. Những liệu pháp này giúp đánh giá các hành vi nhận thức để điều chỉnh hành vi trong đời sống hàng ngày và giúp người bệnh chấp nhận bệnh lý của mình.

Tóm lại, để điều trị rối loạn lo âu, người bệnh phải kiên trì vì đây là một chặng đường dài không hề dễ dàng. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của chuyên gia tâm lý một cách nghiêm túc để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

BS. Nguyễn Thị Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận