Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phổ biến

Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes). Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới độc giả một số loại thuốc kháng sinh thường dùng và cách dùng của từng loại.

Các nhóm thuốc kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, thuốc kháng sinh được chia thành các nhóm như sau:

STTPhân loạiHoạt chấtBiệt dược gốc và hàm lượngBiệt dược phổ biến
1.B-lactamAmoxicillinCLAMOXYL 250mgOSPAMOX 500mg; HAGIMOX 250mg
Amoxicillin+ClavulanicAUGMETIN 250mg, 500mg, 625mg, 1gCURAM 250, 500, 625, 875, 1g
Amoxicillin+SulbactamTRIFAMOX 250mg, 500mg, 875mg
Ampicillin+SulbactamUNASYN 375mg
Cephalexin (TH1)OSPEXIN 500, HAPENXIN
Cefuroxim (TH2)ZINNAT 125mg, 250mg, 500mgHAGINAT 125mg, 250mg, 500mg
Cefaclor (TH2)CECLOR 125mg (Menarini)CECLOR Actavis, CEFACLOR
CEFIXIM (TH3)Cefixim gói bột 50mg, 100mg; viên 100mg,200mg
CEFDINIR (TH3)OMNICEF 100mg
*Chỉ định

  • Dùng điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram (+), gram (-) gây ra
  • Nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng
  • Amoxicillin dùng trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng
  • Nhiễm khuẩn da, xuơng cơ, mô mềm, sinh dục, niệu đạo, viêm đuờng tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang, dạ dày, ruột.

*Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc.
  • Tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Khi có các triệu chứng dị ứng nặng, phải dừng thuốc

*Lưu ý

  • Amoxicillin + Clavulanic gây rối loạn tiêu hóa => dùng ngay khi bắt đầu bữa ăn và nên dùng kèm men vi sinh  (không dùng cùng lúc) hoặc thay thế bằng Amoxicillin + sulbactam
  • Dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú
2.MacrolidClarithromycinKLACID 125mg/5ml, 250mg, 500mgClarithromycin STADA, KALECIN
AzithromycinZITROMAX 200mg/5ml, ZITROMAX 500AZICINE
ErythromycinERYLIK, ERYFLUID kem bôi mụnERYTHROMYCIN 250, 500 Pháp
SpiramycinROVAMYCIN 0.75, 1.5, 3 IU, RODOGYLNOVOMYCIN, NOVOGYL
RoxithromycinRULID 50,100,150mg
*Chỉ định

  • Tương tự B-lactam
  • Clarithromycin dùng trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng
  • Erythromycin ít độc, ít tác dụng không mong muốn nên thường được sử dụng khoa nhi.
  • Rodogyl (spiramycin + Metronidazol) là biệt dược kinh điển dùng cho điều trị viêm răng lợi

*Lưu ý

  • Zitromax có thời gian bán thải dài nên chỉ dùng 1v/ngày * 3 ngày
  • Roxithromycin hấp thu mạnh và ổn định ở PH dạ dày, sinh khả dụng đường uống tốt hơn Erythromycin.
3.QuinolonNalidixic (TH1)CIPROBAY 500mg
Ciprofloxacin (TH2AVELOX 400mg, VIGAMOXSCANAX 500mg
Moxifloxacin (TH2)OFLOVID
Ofloxacin (TH2)OFLOVID
Norfloxacin (TH2)
Levofloxacin (TH2)TAVANIC 500mg
Pefloxacin (TH2)PEFLACIN 400mg
 *Chỉ định

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, mắt, tai.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp nặng.
  • Nalidixic và Peflacin chỉ được dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Levofloxacin có trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng

*Chống chỉ định

  •  Không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi (trừ Nalidixic) (do thuốc chuyển hóa ở sụn liên hợp, gây tổn thương  sụn => xương khớp kém phát triển)
  •  Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
    4.AminoglycosidTobramycinTOBREX, TOBRADEX
NeomycinPOLYGYNAX, SADETABS
Gentamycin
*Chỉ địnhGentamycin

  • Nhiễm trùng nặng do các chủng đề kháng với các kháng sinh khác song vẫn còn nhạy với gentamicin.
  • Nhiễm trùng toàn thân và nặng ở người lớn: gentamicin, thường được phối hợp với các kháng sinh khác, nhất là ampicillin hay carbenicillin.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (duy trì nước tiểu kiềm)

Tobramycin, NeomycinThường dùng trong thuốc nhỏ mắt, tai, kháng sinh tại chỗ.*Chống chỉ định

  • Có thai: gentamicin đi qua hàng rào nhau thai và còn chưa chứng minh được tính vô hại với bào thai.
  • Đã bị dị ứng với gentamicin hay một aminosid khác.
  • Bệnh lý thận đang tiến triển.
  • Tổn thương thần kinh thính giác hay ốc tai.
  • Hội chứng Parkinson, bệnh nhược cơ nặng.

*Lưu ý:

  • Không hấp thu qua đường tiêu hóa nên chủ yếu dùng bôi, đặt, tiêm.
  • Độc với thận, và thính giác
   5.LincosamidClindamycinDalacin T 1%; Dalacin C 150, 300mg Cindastad 150, 300mg
 Lincomycin
*Chỉ định

  • Nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, tai, mũi, họng
  • Dalacin T bôi ngoài trị mụn trứng cá

*Chống chỉ định

  • Dị ứng với nhóm
  • Người có bệnh viêm màng não
  • Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi
  • Thận trọng với bệnh nhân viêm loét dạ dày, đại tràng
  • Giảm liều với bệnh nhân suy thận
 6.TetracyclinTetracyclinTETRACYCLIN 500mg, mỡ 1%
DoxycyclinDOXYCYCLIN 100mg
*Chỉ định

  • Tetracyclin: tả lỵ, mắt, có trong phác đồ điều trị HP dạ dày.
  • Doxycyclin hay dùng điều trị trứng cá, nhiễm khuẩn da.
  • Dùng kết hợp với nhóm: Beta-  lactam, Macrolid, Quinolon

*Chống chỉ định

  • Không dùng Tetra cho phụ nữ mang thai – cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi (do tạo phức hợp vs Canxi trong xương, răng  làm xương răng kém phát triển, biến màu)
  • Doxycyclin ít độc hơn nên chống chỉ định cho trẻ dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
7.PhenicolCloramphenicolCLOROCID 250mg,nhỏ mắt 0.4%,mỡ 2%
*Chỉ định

  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa: thương hàn, tả lị
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: mắt, tai

*Chống chỉ địnhĐộc với máu, suy tủy, “hội chứng xanh xám” ở trẻ sơ sinh =>Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12  tháng

8.SunfamidMetronidazolFLAGYL 250mg
SecnidazolFLAGENTYL 500mg
Tinidazol
SulfamethoxazolBiseptol, Berberin,  Mộc hoa trắng…
*Chỉ định

  • Nhóm kháng khuẩn hay còn gọi là kháng sinh kỵ khí
  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa như: tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm lỗ hậu môn, lỵ trực tràng, amip
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục

*Lưu ý:

  • Biseptol hay gây dị ứng
  • Gây mất sữa => dùng trong trường hợp cắt sữa

DS Nguyễn Thanh Loan

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận