Hen phế quản và những điều không thể bỏ qua

hạnh
Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:

Bệnh hen phế quản là một bệnh mãn tính có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng riêng biệt so với các bệnh hô hấp khác. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ hơn về đặc điểm và cách điều trị của căn bệnh này!

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý của đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ phản ứng dữ dội với các triệu chứng như ho, khó thở, nặng ngực, khò khè, nặng ngực.

Hen phế quản có đáng lo ngại không

Hen phế quản có đáng lo ngại?

Yếu tố làm khởi phát cơn hen

Yếu tố dị nguyên

Dị nguyên hô hấp

Các tác nhân hay gặp như: phấn hoa, lông chó mèo, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc lá… hoặc các chất trong công nghiệp như: khói xăng dầu, bụi kim loại, hơi sơn…

Dị nguyên thức ăn

Các loại hải sản như tôm, cá, mực, ốc,…, thịt gà, trứng, đậu phộng.

Thuốc

Một số loại thuốc là yếu tố làm khởi phát cơn hen như penicilin, aspirin,…

Nhiễm khuẩn

Những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng như: viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan,…

Thay đổi thời tiết

Những người có cơ địa dị ứng thời tiết có nguy cơ khởi phát cơn hen cao.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen khi người bệnh có tâm trạng thay đổi đột ngột với những xúc cảm mạnh như căng thẳng, sợ hãi, hay vui mừng,… đều có nguy cơ trở thành cơn hen.

Yếu tố gắng sức

Vận động, làm việc quá sức trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có khả năng làm khởi phát cơn hen, nhất là những người có tiền sử hen.

Biểu hiện của hen phế quản là gì?

Triệu chứng của hen phế quản biểu hiện tuỳ vào từng bệnh nhân. Các biểu hiện thường gặp của hen phế quản là:

  • Khó thở, thở dốc, thở nhanh, khò khè, thở rít ở thì thở ra. Triệu chứng này xảy ra theo mùa hoặc sau một số kích thích (thay đổi thời tiết, gắng sức, cảm cúm).
  • Cơn khó thở thường về đêm, khi trải qua cơn khó thở, nghe phổi có ran ngáy, ran rít rải rác 2 phổi.
  • Một số bệnh nhân khi vào cơn hen có ho khan, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, buồn ngủ…
  • Có cảm giác bị bóp nghẹt hoặc đau ngực.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, khó thở gây ra tiếng ngáy khi ngủ.

Các cơn hen phế quản có tần suất ngày càng dày đặc hơn, bệnh diễn tiến nặng hơn. Bệnh nhân khó thở, thở một cách khó khăn, nặng nề hơn trước, bệnh nhân cần sử dụng thuốc cắt cơn hen bằng đường hít thường xuyên.

Khò khè, khó thở, thở rít, khò khứ..là những biểu hiện đặc trưng của hen phế quản

Khò khè, khó thở, thở rít, khò khứ..là những biểu hiện đặc trưng của hen phế quản

Cần phân biệt hen phế quản với các bệnh lý nào?

Xem thêm: Triệu chứng của hen phế quản

Hen phế quản được phân loại như thế nào?

Theo thể bệnh

Hen ngoại sinh (hen dị ứng)

Bệnh thường khởi phát từ khi còn trẻ (<30 tuổi) có thể đi kèm với bệnh eczema hoặc viêm mũi dị ứng. Hay gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có người bị hen, test da dương tính với dị nguyên. Bệnh thường diễn biến tốt, đáp ứng tốt với điều trị corticosteroid và giảm mẫn cảm với các dị nguyên.

Hen nội sinh (hen nhiễm trùng)

Thường gặp ở đối tượng có tiền sử hút thuốc lá. Bệnh khởi phát muộn (trên 30 tuổi) ở những trường hợp không do dị ứng, gia đình không có người bị hen, triệu chứng dai dẳng, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen, test da âm tính, IgE máu bình thường. Bệnh thường diễn biến nặng hơn hen dị ứng, đáp ứng kém với điều trị corticosteroid.

Hen hỗn hợp

Gồm triệu chứng của 2 loại hen trên.

  • Hen đêm: Do dị ứng vebet hoặc phản hồi D2 – TQ.
  • Hen không có triệu chứng: phát hiện bằng đo chức năng hô hấp.
  • Hen chỉ biểu hiện bằng ho: ho từng cơn, không có khó thở, không khò khè. Chẩn đoán bằng test kích thích PQ.
  • Hen tăng tiết: người bệnh khạc đờm nhiều.

Theo mức độ nặng

Bậc hen Triệu chứng ban ngày Triệu chứng ban đêm Ảnh hưởng đến hoạt độngthể lực PEF, FEV1 Dao động PEF
Bậc 1 (Nhẹ, cách quãng) < 1 lần/tuần £ 2 lần/ tháng Không > 80% < 20%
Bậc 2 (Nhẹ, dai dẳng) > 1 lần/tuần

< 1 lần/ngày

> 2 lần/ tháng Có thể > 80% 20% – 30%
Bậc 3 (Vừa, dai dẳng) Hàng ngày > 1 lần/ tuần 60-80% > 30%
Bậc 4 (Nặng, dai dẳng) Thường xuyên,

liên tục

Thường có Chắc chắn có < 60%

Hen phế quản nguy hiểm như thế nào?

Xẹp phổi

Hay gặp ở trẻ em (khoảng 30%). Ở các bệnh nhân vào viện do hen phế quản, có khoảng 10% có biến chứng xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi hoặc hồi phục 1 phần. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực của trẻ cũng như khả năng gắng sức sau này.

Nhiễm khuẩn

Đường thở bị tắc nghẽn, tăng tiết dịch đờm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Các đợt nhiễm trùng đường hô hấp lại làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Bệnh nhân có sốt, khó thở, đờm nhiều, màu vàng hoặc xanh.

Giãn phế nang đa tiểu thùy

Do hệ quả của việc khí ứ lại trong thì thở ra làm cho các phế nang giãn rộng. Tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng.

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí màng phổi hai bên rất dễ nguy cơ gây tử vong ở bệnh nhân hen phế quản.

Tâm phế mạn

Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mãn tính có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.Thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng với các biểu hiện điển hình là khó thở gắng sức, tím tái, gan to hoặc mấp mé bờ sườn, đau hạ sườn phải.

Ngừng tim, suy hô hấp

Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen. Việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến các cơn suy hô hấp nặng nề, nhất là các bệnh nhân đã mắc bệnh trong thời gian dài, khiến cho tri giác bệnh nhân lơ mơ, vật vã hoặc hôn mê.

Biến chứng nguy hiểm của hen phế quản

Biến chứng nguy hiểm của hen phế quản

Điều trị hen phế quản như thế nào?

Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, có tác dụng kiểm soát cơn hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp. Các loại thuốc gồm: thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, Coticosteroid dạng hít, thuốc đường hít kết hợp, Theophylin, Leukotrien,…

Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: dùng để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức. Các loại thuốc gồm: thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Ipratropium hoặc Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch,…

Với bệnh nhân hen phế quản do dị ứng có thể dùng thuốc điều trị dị ứng.

Phòng bệnh hen phế quản

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi nhà….
  • Không nuôi thú cưng chó, mèo trong nhà.
  • Tránh các loại thực phẩm nào mà người bệnh bị dị ứng.
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Tiêm phòng cúm, phế cầu hàng năm.

BS.Lê Hạnh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận