Hẹp van hai lá: 7 điều cần nhớ để tránh phải nong van, thay van
Hẹp van hai lá là một trong những nguyên nhân khiến van tim bị hư hại và phải nong van hoặc thay thế bằng van tim cơ học, van tim sinh học. Bằng cách tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin xung quanh bệnh hẹp van tim 2 lá, bạn có thể ngăn chặn rủi ro này.
Nội dung bài viêt
1. Hẹp van hai lá là gì?
Hẹp van hai lá là bệnh van tim đặc trưng bởi sự thu hẹp diện tích mở lỗ van 2 lá. Sự thu hẹp này sẽ cản trở dòng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái và khiến máu bị ứ lại nhĩ trái và phổi.
Bình thường lỗ van hai lá có diện tích là 4 – 6 cm2. Ở người bị hẹp van 2 lá, diện tích lỗ van sẽ nhỏ hơn 2 cm2. Căn cứ vào chỉ số này kết hợp với các chỉ số (chênh áp động mạch phổi, chênh áp trung bình qua van 2 lá), người ta sẽ phân chia hẹp van hai lá thành 3 mức độ:
- Hẹp van 2 lá nhẹ: diện tích lỗ van > 1.5 cm2, áp lực động mạch phổi < 30 mmHg, chênh áp trung bình qua van < 5 mmHg
- Hẹp van 2 lá vừa: diện tích lỗ van 1 – 1.5 cm2, áp lực động mạch phổi 30 – 50 mmHg, chênh áp trung bình qua van 5 – 10 mmHg
- Hẹp khít van 2 lá (hẹp van 2 lá khít): diện tích lỗ van < 1 cm2, áp lực động mạch phổi > 50 mmHg, chênh áp trung bình qua van > 10 mmHg
- Hình ảnh mô tả van hai lá bị hẹp
2. Nguyên nhân gây hẹp tim 2 lá
Nguyên nhân chính gây hẹp van tim hai lá là sốt thấp khớp do nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Khi bị sốt thấp khớp, cơ thể sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên van tim có cấu tạo gần giống tế bào vi khuẩn liên cầu nên bị kháng thể tấn công nhầm gây hẹp van.
Ngoài ra, van 2 lá cũng có thể bị hẹp do các nguyên nhân hiếm gặp như:
- Dị tật tim bẩm sinh (van hình dù hay vòng thắt trên van hai lá)
- Tích tụ canxi quanh van (vôi hóa van tim)
- U carcinoid, cục máu đông
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đã liền sẹo
3. Dấu hiệu cảnh báo hẹp van hai lá
Bệnh hẹp van 2 lá có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây. Càng bị hẹp van nặng, số lượng và mức độ triệu chứng mà bạn gặp phải sẽ càng tăng.
- Khó thở: Cảm giác khó thở, hụt hơi do hẹp van tim 2 lá thường xuất hiện khi gắng sức, tăng lên khi nằm ngửa. Bạn thậm chí có thể có cơn khó thở kịch phát về đêm.
- Đau ngực: Cơn đau trầm trọng hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Mệt mỏi và dễ cảm thấy đuối sức: Triệu chứng này xuất hiện rõ rệt nhất vào cuối ngày và khi hoạt động gắng sức.
- Tim đập nhanh, ho: Nếu có biến chứng phù phổi cấp, ho có thể kèm bọt hồng.
- Khàn tiếng, khó nuốt do nhĩ trái giãn to chèn ép dây thanh quản, thực quản.
- Gan to, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi (dấu hiệu hẹp van 2 lá gây suy tim phải).
- Khó thở là triệu chứng hở van hai lá thường gặp
4. Hẹp van tim hai lá có nguy hiểm không?
Hẹp van hai lá là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, hẹp van 2 lá tiến triển sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Suy tim: Ban đầu người bệnh hẹp van 2 lá sẽ bị suy tim phải, sau đó sẽ bị suy tim toàn bộ. Suy tim không chỉ làm tăng nguy cơ tử vong, biến chứng này còn làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Rung tâm nhĩ: Hẹp van 2 lá làm thay đổi cấu trúc buồng tâm nhĩ trái, dẫn tới tim đập bất thường, rung nhĩ kịch phát hay mạn tính. Thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Tình trạng ứ máu tại nhĩ trái làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tại buồng tim này. Huyết khối có thể theo máu di chuyển đi khắp cơ thể gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Ước tính nguy cơ viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân hẹp van hai lá là 0,17 trên 1000 bệnh nhân/năm. Biến chứng này sẽ khiến van tim bị hư hại nặng hơn, dễ phải thay van.
- Tăng huyết áp động mạch phổi, phù phổi cấp: Van 2 lá hẹp khiến máu bị ứ tại nhĩ trái và làm tăng áp lực động mạch phổi. Khi áp lực này tăng cao, máu sẽ trào ngược vào phổi gây phù phổi cấp. Đây là biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.
Để ngăn chặn biến chứng hẹp van 2 lá tốt nhất, nhiều người bệnh đã sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Các chuyên gia cũng nhận định đây là giải pháp an toàn giúp tăng hiệu quả kiểm soát hẹp van tim.
Trong số các sản phẩm tại Việt Nam, TPCN Ích Tâm Khang nổi bật lên nhờ hiệu quả thực tế và độ an toàn cao. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện 108 và đăng tải kết quả trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.
Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang giúp:
- Giảm mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, đau ngực, ho, phù…
- Ngăn ngừa hẹp van nặng lên, trì hoãn can thiệp van tim
- Giảm nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim…
- Tăng khả năng gắng sức, tăng chức năng tim.
- Giảm cholesterol, xơ vữa động mạch.
Hơn 13 năm ra đời, TPCN Ích Tâm Khang đã nhận được sự tin tưởng từ rất nhiều người bệnh, đánh giá cao từ chuyên gia tim mạch. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong bài viết TPCN Ích Tâm Khang – Sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
5. Hẹp van tim 2 lá sống được bao lâu?
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ sống sót sau 10 năm ở bệnh nhân hẹp van 2 lá không có triệu chứng hoặc ít triệu chứng là hơn 80%. Khi các triệu chứng xảy ra và không được điều trị, tỷ lệ sống sót sau 10 năm là dưới 15%.
Ở những bệnh nhân hẹp van 2 lá đã có biến chứng suy tim độ 3, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 62%. Con số này sẽ giảm xuống 15% nếu người bệnh bị suy tim độ 4. Riêng với trường hợp bị tăng áp động mạch phổi nặng, thời gian sống thêm của người bệnh không quá 3 năm.
Để kéo dài tuổi thọ của mình, người bệnh cần điều trị sớm và chủ động phòng ngừa các biến chứng hẹp van 2 lá.
6. Khi nào hẹp van tim 2 lá phải nong van, thay van?
Nong van tim hay thay van tim sẽ được sử dụng khi bệnh ở mức độ nặng mà việc dùng thuốc không hiệu quả. Thông thường, nong van hai lá bằng bóng qua da sẽ được ưu tiên hơn do ít xâm lấn, rủi ro nhỏ, tỷ lệ thành công cao. Hầu hết các bệnh nhân hẹp van hai lá trẻ tuổi có van tim không bị canxi hóa nặng, biến dạng tổ chức dưới van hoặc huyết khối trong nhĩ trái sẽ được thực hiện nong van.
Một số ít trường hợp van hai lá không thực hiện được nong van nhưng van tim vẫn còn có thể tận dụng sẽ được phẫu thuật sửa van. Còn nếu van tim đã hư hỏng quá nặng, bạn sẽ cần mổ thay van tim. Cụ thể, các trường hợp được chỉ định phẫu thuật thay van tim là:
- Hẹp van 2 lá trung bình có triệu chứng và chênh áp trung bình qua van khi gắng sức > 15 mmHg hoặc áp lực động mạch phổi > 25 mmHg
- Hẹp khít van 2 lá có triệu chứng.
- Hẹp van 2 lá nhưng kèm các bệnh lý tim mạch khác như hở van động mạch chủ cần can thiệp phẫu thuật.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và kinh tế, người bệnh có thể sử dụng van cơ học, van sinh học hay van tim tự thân. Tuy nhiên cần lưu ý van tim thay thế không thể hoạt động tốt vĩnh viễn. Sau thay van, người bệnh có kế hoạch chăm sóc phù hợp để duy trì tuổi thọ van tim.
- Phẫu thuật chỉ áp dụng cho các trường hợp hẹp van 2 lá nặng
Xem thêm
7. Cách kiểm soát hẹp van 2 lá tránh can thiệp phẫu thuật
Không phải trường hợp hẹp van hai lá nào cũng phải can thiệp phẫu thuật thay van ngay từ khi chẩn đoán. Bạn vẫn có thể trì hoãn phẫu thuật bằng các giải pháp dưới đây:
Uống thuốc đúng giờ, đúng liều
Những người bệnh bị hẹp van tim do sốt thấp khớp sẽ cần dùng thuốc phòng ngừa thấp tái phát và thuốc lợi tiểu để giảm triệu chứng. Nếu kèm theo nhịp nhanh xoang hoặc rung nhĩ sẽ được chỉ định thêm thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi để kiểm soát tần số thất. Trường hợp bệnh nhân đã có rung nhĩ sẽ được chỉ định thêm cả thuốc chống đông để ngăn ngừa huyết khối.
Tất cả những loại thuốc này đều cần uống đúng giờ, đúng liều. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả của thuốc và hạn chế các tác dụng không mong muốn.
Để tăng hiệu quả của thuốc điều trị, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim, tăng cường lưu thông máu. Theo các chuyên gia Tim mạch, đây là một giải pháp hỗ trợ tốt, giúp cải thiện triệu chứng, giảm áp lực lên van tim, ngăn ngừa suy tim và làm chậm tiến triển bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng đăng tải trên các tạp chí trong nước và Quốc tế uy tín. Bởi đây là bằng chứng xác thực và có căn cứ nhất đánh giá một sản phẩm có mang lại hiệu quả thực sự cho người bệnh hay không.
Chủ động phòng ngừa viêm nội tâm mạc
Viêm nội tâm mạc là một trong những nguyên nhân khiến van tim bị hư hỏng nhanh nhất. Vì vậy bạn cần áp dụng thêm những giải pháp để phòng ngừa tình trạng này như:
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày và khám nha sĩ định kỳ mỗi 6 tháng.
- Điều trị tốt các tình trạng viêm hầu họng, viêm vùng miệng và các tình trạng nhiễm khuẩn khác
- Dùng kháng sinh dự phòng khi phải thực hiện các thủ thuật răng miệng như nhổ răng…
- Người hẹp van 2 lá cần chăm sóc tốt răng miệng để phòng viêm nội tâm mạc
Xây dựng thói quen sống khoa học, lành mạnh
Mặc dù thay đổi lối sống không thể điều trị dứt điểm chứng hẹp van hai lá nhưng giải pháp này có thể làm dịu các triệu chứng của bạn hoặc giúp chúng không trở nên tồi tệ hơn. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được lối sống lành mạnh và khoa học hơn:
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dùng bia rượu.
- Xây dựng chế độ ăn với nhiều rau xanh, trái cây tươi và hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như da, mỡ, phủ tạng động vật, thịt đỏ…
- Tập luyện thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày nhưng chú ý không nên tập thể dục quá mạnh bởi có thể khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện.
- Thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu, đường huyết, huyết áp.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, ít stress lo âu.
- Tái khám định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
Điều trị hẹp van hai lá là một quá trình lâu dài. Bởi van tim đã bị hẹp thì không thể bình thường trở lại, kể cả khi đã thay van tim bạn hoàn toàn có thể bị tái hẹp trở lại. Vì vậy, chung sống hòa bình với hẹp van tim bằng cách kết hợp nhiều giải pháp điều trị bệnh là mục tiêu mà bạn cần hướng tới.
BS. Uông Mai