Hiểu đúng về thoát vị đĩa đệm để điều trị dứt điểm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Đây là bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, thoái hóa,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thoát vị đĩa đệm trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm được cấu tạo như thế nào?

Đĩa đệm có hình bầu dục, cấu tạo gồm 2 thành phần: bao xơ chắc và dai bao bên ngoài nhân nhầy gelatin. Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cho cột sống, giảm lực tác động lên các đốt sống và giúp cho  sống hoạt động một cách trơn tru. .

Khi nào thì được coi là thoái vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách khiến cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên ống sống hoặc các rễ thần kinh

Đĩa đệm bị thoát vị

Đĩa đệm bị thoát vị

Nguyên nhân nào dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm, trong đó có 3 nhóm chính:

Sai tư thế

Thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì vậy dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ.

Chấn thương

Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm.

Quá trình thoái hoá tự nhiên

Khi lớn tuổi, các đốt sống bị thoái hóa, xốp hơn và có thể lún xẹp khiến khó có thể giữ vững đĩa đệm tại vị trí cũ. Bên cạnh đó đĩa đệm cũng bị thoái hóa, mất nước, xơ cứng nên dễ bị di lệch hay tổn thương gây ra thoát vị đĩa đệm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Thừa cân

Vấn đề cân nặng quá khổ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình thoát vị đĩa đệm. Khi thừa cân sẽ gây áp lực nặng lên hệ thống xương khớp nhất là thắt lưng, gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Bệnh lý cột sống

Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như thoái hóa cột sống, gù vẹo

Nghề nghiệp

Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái như nhân viên văn phòng phải ngồi lâu một chỗ hoặc làm các công việc nặng nhọc như bê vác đồ cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm

Thói quen sinh hoạt

Thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện trong nhiều giờ, ngồi ngủ gục đầu, nằm sấp khi ngủ trên giường nệm trũng hay nằm võng thường xuyên cũng ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.

Thoát vị đĩa đệm biểu hiện như thế nào qua các giai đoạn?

Theo Arseni và cộng sự, thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp theo từng giai đoạn bệnh.

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này, nhân nhầy bắt đầu xuất hiện biến dạng nhưng vẫn còn nằm nguyên trong bao xơ. Ở phía sau của vòng sợi xuất hiện một vài chỗ đứt rách nhỏ. Bệnh nhân giai đoạn I thường không có các triệu chứng rõ ràng. Một số người có thể thấy biểu hiện đau nhức thoáng qua, đau mỏi nhẹ và dễ nhầm lẫn với tình trạng đau lưng thông thường. Các triệu chứng và phim chụp X-quang có ít giá trị trong chẩn đoán, chụp MRI mới có thể quan sát được những thay đổi của cột sống

Giai đoạn đầu thường là đau nhức thoáng qua, đau mỏi nhẹ

Giai đoạn đầu thường là đau nhức thoáng qua, đau mỏi nhẹ

Giai đoạn 2

Nhân nhầy đĩa đệm bắt đầu có sự dịch chuyển lệch ra khỏi vị trí ban đầu, thường lồi về một phía của vòng sợi bị suy yếu, nhưng vẫn nằm trong đĩa đệm và không bị vỡ. Bao xơ có dấu hiệu phình to, trên bề mặt xuất hiện các vết nứt, vết rách nhỏ. Đĩa đệm trong giai đoạn này đã phình ra, có thể chèn ép lên các dây thần kinh, xương xung quanh. Bệnh nhân thường có một số triệu chứng như:

  • Cơn đau thoáng qua ở các vị trí trên cột sống như: Cổ, vai gáy, thắt lưng,…
  • Vị trí đau thường cố định.
  • Cảm giác tê không thường xuyên quanh khu vực bị thoát vị.

Giai đoạn 3

Bao xơ bị đứt rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra bên ngoài. Một phần nhân nhầy có thể nằm ngoài bao xơ nhưng phần lớn vẫn còn nằm trong bao xơ. Đây là giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ. Trong giai đoạn này, người bệnh có triệu chứng lâm sàng rõ rệt gây trở ngại trong công việc và sinh hoạt hàng ngày:

  • Đau nhức lưng, nhất là ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
  • Giảm khả năng cử động của cột sống.
  • Xuất hiện điểm đau nhói trên cột sống khi ấn vào.
  • Đau lan xuống vai, tay và chân.
  • Tê bì tay chân.

Giai đoạn 4

Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa. Bao xơ bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều vị trí khác nhau. Khoảng cách giữa hai đốt sống bị thu hẹp dẫn đến hẹp ống sống và tổn thương đốt sống. Trong giai đoạn này có thể xuất hiện gai xương mọc ở bờ viền thân đốt sống để duy trì chức năng của cột sống. Nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh và có thể gây viêm dây thần kinh, nhiễm trùng. Giai đoạn này, người bệnh có các triệu chứng nặng nề hơn như:

  • Đau lưng mạn tính.
  • Đau lan xuống vai, tay và chân.
  • Rối loạn vận động, đau khi vận động, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Rối loạn đại tiểu tiện.
  • Rối loạn cảm giác.

Trên thực tế, không phải bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nào cũng tiến triển theo từng giai đoạn mà có thể có những bước tiến triển bệnh đột biến, đặc biệt là những người bị chấn thương hay lao động quá sức.

Những bất thường mà người bệnh có thể nhận biết khi thoát vị đĩa đệm là gì?

Xem thêm:Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Làm thế nào để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chụp Xquang

Chỉ thấy được thoát vị ở giai đoạn bệnh nặng gây biến dạng đốt sống, trượt đốt sống, hẹp các khe khớp. Đối với giai đoạn đầu thì không có tác dụng phát hiện được thoát vị đĩa đệm.

Chụp cộng hưởng từ

Đây được coi là phương pháp vàng để chẩn đoán sớm thoát vị đĩa đệm, chụp MRI cho thấy rõ mức độ thoát vị cũng như xem xét các tổn thương lên tủy sống.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Thường chỉ dùng trong các trong các trường hợp cấp cứu vì thời gian chụp ngắn hơn MRI. Có thể thấy các tổn thương thân đốt sống như vỡ thân đốt, trượt thân đốt, xẹp thân đốt sống,… thuốc cản quang chứa iod giúp những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính giúp phân biệt vùng bất thường với các cấu trúc xung quanh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Tùy tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc điều trị nội khoa: Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chưa gây ra chèn ép dây thần kinh. Các thuốc này chủ yếu là thuốc giảm đau và chống viêm như acetaminophen, ibuprofen, corticosteroid, giãn cơ nhằm giảm triệu chứng bệnh.
  • Vật lý trị liệu: Được phối hợp song song cùng với các thuốc điều trị nội khoa để giảm đau, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Tiêm corticosteroid giảm đau ngoài màng cứng: Corticoid là thuốc kháng viêm mạnh, khi được tiêm vào cơ thể có tác dụng giảm đau, viêm và các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Mỗi liệu trình điều trị là 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày, áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng.
  • Phẫu thuật: Khi tình trạng thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh gây bí tiểu, mất cảm giác,… người bệnh sẽ được chỉ định một trong các hình thức phẫu thuật như: Nội soi, mổ hở, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain,…  nhằm giảm nguy cơ liệt.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Liệu thoát vị đĩa đệm chữa khỏi hẳn được không?

Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

  • Tăng cường luyện tập thể thao, tuy nhiên chỉ nên chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe,…. Không lựa chọn các môn thể thao quá sức, dễ gây tổn thương cột sống.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Điều chỉnh tư thế làm việc, không cúi, gập người, ngồi lâu một chỗ quá lâu. Cần đứng dậy đi lại, thư giãn khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc.
  • Ăn uống điều độ: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, cá,… Hạn chế các loại thịt đỏ, những thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giữ BMI dưới 25kg/m² nhằm giảm gánh nặng lên cột sống.
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hiểu đúng, đủ các thông tin về thoát vị đĩa đệm giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả tối ưu. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khám để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận