Ho có đờm: Trị sao cho mau khỏi?

hạnh
Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:

Ho có đờm là tình trạng hay gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ho có đờm có thể là triệu chứng của bệnh đường hô hấp hoặc do các yếu tố dị ứng gây nên. Bệnh gây nên một số khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến ho có đờm để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm là gì?

Các yếu tố môi trường

Những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm, chứa nhiều bụi bặm,  khói làm cho đường hô hấp bị vi khuẩn tấn công, từ đó gây ra các cơn ho có đờm.

Do tác nhân viêm nhiễm đường hô hấp

Đường hô hấp bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, lâu ngày dẫn đến tổn thương phổi, niêm mạc mũi, họng. Bệnh nhân có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch từ đó hình thành nên các cơn ho có đờm. Nếu tình trạng này kéo dài mãn tính sẽ rất khó điều trị

Các tác nhan gây viêm nhiễm đường hô hấp như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng...

Các tác nhan gây viêm nhiễm đường hô hấp như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng…

Sự thay đổi thời tiết

Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh dễ bị mắc bệnh các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Ngoài ra, khi có gió mùa, sau những cơn mưa nặng hạt, khí hậu trở nên nóng bức, sự thay đổi thời tiết này có thể gây ra ho đờm và các vấn đề về đường hô hấp.

Những trường hợp dị ứng

Ho dị ứng thường xảy ra khi chúng ta hít phải hoặc tiếp xúc với các chất lạ và cơ thể phản ứng lại với những chất đó thông qua việc phản ứng ho để đẩy các tác nhân ra ngoài cơ thể.

Các dị nguyên dị ứng

Là tình trạng dị ứng với các tác nhân từ môi trường như bụi khói, phấn hóa, hóa chất,… Sự kích ứng này dẫn đến tình trạng tăng tiết chất nhầy và chảy nước mũi, sau đó kích thích đường thở gây ra phản ứng ho, có đờm nhầy.

Hút thuốc thường xuyên

Hút thuốc thường xuyên, đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt, dễ mắc tình trạng ho có đờm.

Ho có đờm gặp trong  bệnh lý nào?

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: biểu hiện ho đờm lâu ngày sẽ làm cho  tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn đặc biệt vào buổi sáng khiến bệnh nhân khó thở, tức ngực.
  • Bệnh lao phổi: Là một nguyên nhân gây ho đờm lâu ngày không khỏi. Nếu tình trạng diễn biến nặng, kéo dài sẽ biến chứng thành áp xe phổi và xuất hiện các ổ mủ trong phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
  • Bệnh giãn phế quản thể ướt: bệnh gây ho đờm lâu ngày khiến bệnh nhân phải thường xuyên khạc nhổ đờm.

Các cách trị ho có đờm

Điều trị các bệnh lý nguyên nhân 

Ho có đờm là biểu hiện của rất nhiều bệnh nội khoa nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), lao phổi, giãn phế quản,…. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, tình trạng này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Khi có biểu hiện ho có đờm  người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa hô hấp, nội tổng hợp để xác định chính xác nguyên nhân, bằng các xét nghiệm như chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm,… Qua đó, các bác sĩ sẽ có hướng chẩn đoán và định hướng điều trị thích hợp, hiệu quả với từng nguyên nhân gây ra ho có đờm.

Bên cạnh đó, ho có đờm cấp tính thường xảy ra ở người lớn tuổi trong các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan, viêm xoang… Vì vậy cần nâng cao sức đề kháng và luôn giữ ấm cơ thể vào mùa đông để phòng tránh các bệnh gây ra ho có đờm.

Điều trị triệu chứng trong ho đờm

Thuốc tây y trị ho có đờm

  • Thuốc chống dị ứng: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi do dị ứng phải thở bằng miệng gây khô họng và ho. Ví dụ: Alimemazin: người lớn uống 5-40mg/ ngày, chia nhiều lần. Trẻ em: 0,5-1 mg/ kg/ ngày, chia nhiều lần .
  • Thuốc long đờm: Có thể sử dụng khi có quá nhiều đờm gây bít tắc đường thở.Ví dụ: N- Acetylcystein: Liều dùng: uống mỗi lần 200 mg, ngày 3 lần. Khí dung 3- 5 ml dung dịch 20%, 3-4 lần/ ngày.
Thuốc long đờm được sử dụng khi có quá nhiều đờm nhầy

Thuốc long đờm được sử dụng khi có quá nhiều đờm nhầy

  • Thuốc ức chế ho: Có tác dụng giảm bớt cơn ho, ví dụ: Dextromethorphan: Liều dùng: uống mỗi lần 10-20 mg, 4 giờ/ lần hoặc mỗi lần 30 mg, 6-8 giờ/ lần, tối đa 120 mg/ ngày. Hoặc Noscapin: Liều dùng: mỗi lần 15-30 mg, ngày 3 lần.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp có nhiễm trùng. Đối với các nguyên nhân gây viêm mãn tính đường hô hấp trên, điều trị kháng sinh liên tục ít nhất 1 tuần bằng kháng sinh thích hợp.

Các mẹo trị ho đờm nên biết

  • Điều trị ho có đờm bằng mật ong: Cách trị ho có đờm này tương đối đơn giản và được nhiều người áp dụng. Dùng mật ong pha cùng nước ấm và sử dụng 2 đến 3 lần một ngày để cải thiện tình trạng ho có đờm.
  • Cách trị ho có đờm tại nhà bằng tỏi: Tỏi có chứa kháng sinh và chất chống oxy hóa cao giúp giảm các cơn ho có đờm hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng Vitamin có trong tỏi giúp người bệnh tăng cường sức sức đề kháng hiệu quả.

Các biện pháp không dùng thuốc trị ho đờm

Vệ sinh đường hô hấp

  • Trong điều trị ho có đờm, vệ sinh đường hô hấp hàng ngày, đặc biệt là miệng và họng, là việc làm hết sức cần thiết nhằm loại bỏ chất đờm tồn đọng, tiêu diệt và không cho vi khuẩn, virus lan rộng.
  • Theo các y bác sĩ, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó cần kết hợp với bơm rửa mũi hàng ngày bằng nước muối, tránh ứ đọng đờm và chất nhầy ở mũi họng.

Vỗ rung trong trị ho đờm

Thời điểm vỗ rung tốt nhất là buổi sáng sớm khi mới thức dậy, sau một đêm dài lượng đờm sẽ ứ đọng nhiều hơn. Kỹ thuật vỗ rung như sau:

  • Tay khum lại tạo thành một khoảng trống có không khí để khi vỗ người bệnh sẽ không bị đau;
  • Dùng lực cổ tay khi vỗ, nghe tiếng vỗ bộp bộp là đúng kỹ thuật;
  • Vỗ rung trong khoảng 10 – 15 phút/lần. Sau khi vỗ rung, người bệnh có thể sẽ ho nhiều và nôn ra đờm.

Bổ sung dinh dưỡng

Khi bị ho đờm, cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng với thực đơn đa dạng để tăng cường sức đề kháng. Ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Uống bổ sung nhiều nước, có thể dùng nước ép các loại hoa quả thay thế. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

BS.Lê Hạnh

Bài viết cùng chủ đề

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận