Hở van tim: Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
Hở van tim là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tuổi thọ người bệnh. Rất nhiều người được chẩn đoán và sống chung với bệnh hở van tim trong nhiều năm nhưng đôi khi vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh hở van tim trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Hở van tim là bệnh gì?
Trái tim bình thường có bốn van bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Van hai lá cho phép máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Van ba lá cho phép máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Van động mạch chủ cho phép máu chảy từ tâm thất trái đến đến động mạch chủ. Van động mạch phổi cho phép máu chảy từ tâm thất phải đến động mạch phổi. Trong trạng thái bình, các van tim có thể mở và đóng hoàn trong chu trình hoạt động của tim.
Bệnh hở van tim là tình trạng các van của tim không đóng chặt, dẫn đến máu chảy ngược về buồng tim trước đó. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Tùy theo vị trí hở, hở van tim có thể chia thành hở van hai lá, hở van ba lá, hở van động mạch chủ, hở van động mạch phổi. Còn theo mức độ hở, có hở van tim nhẹ – hở 1/4, hở trung bình – hở van 2/4 và hở van tim nặng – hở van 3/4, 4/4.
- Tình trạng các van tim không đóng chặt được gọi là hở van tim
2. Nguyên nhân hở van tim
Các van tim bị hở thường do tình trạng co rút, thoái hóa, giãn vòng van hoặc giãn dây chằng van trong thời gian dài. Ngoài ra nguyên nhân gây hở van tim cũng đến từ dị tật bẩm sinh, bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, tuổi cao, thấp khớp…
- Dị tật bẩm sinh: Là các dị dạng ở van tim, ví dụ như thiếu một lá trong van. Các khuyết tật này thường gặp ở van động mạch chủ
- Bệnh cơ tim: Bệnh tim cơ tim phì đại, giãn cơ tim làm thay đổi cấu trúc của tim khiến các van tim bị hở.
- Nhồi máu cơ tim: Dây chằng van bị tổn thương do nhồi máu cơ gây hở van tim.
- Thấp khớp/ thấp tim: Tình trạng nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây ra không được điều trị bằng kháng sinh làm van tim bị dày dính, co kéo, vôi hóa lâu ngày làm van tim không thể đóng chặt.
- Tuổi già: Ở người cao tuổi, các van tim hoạt động kém linh hoạt và dễ bị rách hơn.
- Các bệnh lý khác: Các bệnh tự miễn, phình động mạch chủ, tăng huyết áp, suy tim, tiếp xúc với bức xạ liều cao… cũng là nguyên nhân gây hở van tim.
3. Triệu chứng hở van tim
Ở giai đoạn hở van tim 1/4 – 2/4, người bình thường không xuất hiện triệu chứng do cơ chế bù trừ của tim. Bệnh thường chỉ được phát hiện tình cờ thông qua thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn hoặc hở van động mạch chủ dù ở giai đoạn sớm cũng gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh hở van tim bao gồm:
- Khó thở, nhất là khi nằm thẳng hoặc vận động quá sức.
- Mệt mỏi, ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Hồi hộp, đánh trống ngực.
- Đau thắt ngực.
- Sưng phù mắt cá chân hoặc bàn chân.
- Ho khan, đặc biệt là vào ban đêm.
- Hoa mắt, chóng mặt.
4. Hở van tim có nguy hiểm không?
Hở van tim là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại vạn bị hở, số van bị hở, mức độ hở, triệu chứng, các bệnh lý đi kèm bệnh van tim có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Hở van tim khiến tim phải làm việc quá tải, trong thời gian dài có thể gây suy tim. Ngoài, hở van tim có có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hình thành cục máu động, tăng áp động mạch phổi, đột quỵ,… thậm chí là tử vong.
Nghiên cứu đăng tải tháng 10 năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy sử dụng TPCN Ích Tâm Khang giúp ngăn ngừa suy tim và các biến cố tim mạch, cải thiện khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phù, xơ vữa mạch vành, tăng khả năng gắng sức, tăng cường chức năng tim và giảm tần suất nhập viện. Nhiều chuyên gia cũng nhận định: Ích Tâm Khang là giải pháp hỗ trợ từ thảo dược an toàn giúp người hở van tim, suy tim và nhiều bệnh tim mạch khác kiểm soát bệnh tốt hơn.
Ra đời hơn 13 năm, TPCN Ích Tâm Khang đã được rất nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá cao và đặc biệt được người bệnh trên khắp cả nước tin dùng. Cùng lắng nghe chia sẻ của người bệnh về TPCN Ích Tâm Khang qua bài viết TPCN Ích Tâm Khang – sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nếu có băn khoăn về sản phẩm, bạn có thể gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được chuyên gia tư vấn nhanh chóng.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
5. Khi nào van tim bị hở cần điều trị?
Khi van tim bị hở mức độ dưới 2/4 mà chưa xuất hiện triệu chứng và không phải là biến chứng của các bệnh lý khác thì chưa cần điều trị mà chỉ cần tái khám định kỳ và thay đổi lối sống để bệnh không tiến triển nặng thêm.
Khi van tim hở từ 2/4 đến 3/4 thì cần xác định nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp. Khi van tim hở trừ 3/4 trở lên cần theo dõi sát và điều trị tích cực.
Riêng với hở van động mạch chủ, dù hở nhẹ cũng cần điều trị do đây là van tim giữ vai trò điều tiết lượng máu giàu oxy từ tim đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể. Chỉ một thay đổi nhỏ trong cấu trúc của van tim này cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác.
6. Cách điều trị hở van tim
Hiện nay, hở van tim được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật sửa chữa van tim, phẫu thuật thay thế van tim. Ngoài ra, các thảo dược Đông y hỗ trợ các bệnh lý tim mạch cũng được nhiều người lựa chọn kết hợp cùng các phương pháp điều trị y học hiện đại.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị triệu chứng
Các thuốc điều trị nội khoa được sử dụng khi van tim bị hở từ mức độ 2/4 trở lên có tác dụng cải thiện các triệu chứng do hở van tim gây ra, hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Các nhóm thuốc điều trị hở van tim thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc chẹn beta: ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu quá tim.
- Thuốc lợi tiểu: giảm tình trạng ứ trệ và cải thiện các triệu chứng khó thở, ho.
- Thuốc điều chỉnh nhịp tim: kiểm soát nhịp tim, chống rối loạn nhịp tim.
- Thuốc chống đông máu: ngăn hình thành huyết khối.
Phẫu thuật sửa chữa, thay thế van tim
Phẫu thuật can thiệp được chỉ định đối với trường hợp van bị tổn thương nặng từ mức độ 3/4 trở lên, có nguy cơ bị suy tim. Người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa cũng được chỉ định phẫu thuật.
- Phẫu thuật sửa chữa van tim: Áp dụng khi van tim vẫn còn sử dụng được.
- Phẫu thuật thay thế van tim: Áp dụng khi van tim bị tổn thương, xơ hóa quá nặng, không còn khả năng hoạt động. Van tim được thay thế có thể là van tim sinh học hoặc van tim cơ học.
Chi phí phẫu thuật hở van tim có thể lên tới 80 – 140 triệu đồng. Dù bảo hiểm sẽ chi trả một phần nhưng đây vẫn là con số khá cao với nhiều người bệnh. Do đó thay vì để van hở nặng đến mức phải phẫu thuật, người bệnh nên chủ động kiểm soát bệnh ở giai đoạn sớm.
- Van tim hở nặng sẽ tiến hành phẫu thuật thay van
Bổ sung cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của nhiều cây thuốc nam như Đan sâm, Hoàng đằng, Sơn chi, Sừng trâu… trong điều trị hở van tim cùng các bệnh lý tim mạch khác. Không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, hồi hộp, đánh trống ngực do hở van tim gây ra, các loại thảo dược này còn tăng cường khả năng lưu thông máu, giảm áp lực lên tim và van tim, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và làm chậm tiến triển bệnh hở van tim.
Các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên với đặc tính an toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, người bệnh có thể yên tâm sử dụng song song cùng các phương pháp điều trị bằng Tây y khác.
7. Bệnh hở van tim có chữa được không?
Bệnh hở van tim có thể điều trị được nhưng khó chữa khỏi hoàn toàn. Nếu người bệnh tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Xem thêm
8. Hở van tim nên ăn gì?
Chế độ ăn của người bệnh hở van tim cần đảm bảo hai yếu tố là cung cấp đủ dinh dưỡng và không làm van tim hở nặng hơn, không tạo thêm gánh nặng cho tim. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh hở van tim nên ăn:
- Rau xanh và trái cây: cải bắp, ổi, nho, bưởi, các loại quả mọng,… giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Các chất này giúp hạn chế hình thành các mảng xơ vữa, giảm nồng độ cholesterol, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh hở van tim.
- Tỏi: Tỏi chứa hàm lượng lớn hoạt chất Allicin giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đông máu, đột quỵ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, lúa mì đen, gạo nâu,… có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
- Các loại đậu: Đậu hà lan, đậu nành, đậu lăng,… cung cấp nguồn protein từ thực phẩm thay thế cho các loại thịt đỏ.
- Sữa chua, sữa ít béo, sữa tách béo giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol, giảm nguy cơ biến chứng.
- Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương,… có chứa nhiều chất béo tốt, hạn chế lượng cholesterol xấu, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh hở van tim.
- Protein nạc: cá, thịt lợn nạc, thịt da cầm bỏ da,… giúp hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể.
- Những lưu ý trong dinh dưỡng cho người hở van tim
9. Nếu điều trị tốt, hở van tim sống được bao lâu?
Rất khó để trả lời chính xác hở van tim sống được bao lâu. Nhưng nếu điều trị tốt, người hở van tim sẽ sống lâu và sống khỏe mạnh hơn nhiều so với người không tuân thủ điều trị.
Tuổi thọ của người hở van tim sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ hở, loại van bị hở, phương pháp điều trị, tình trạng bệnh. Chẳng hạn như người có van tim bị hở nặng thường có tiên lượng xấu hơn người chỉ bị hở nhẹ. Người bị hở van động mạch chủ sẽ dễ gặp biến chứng đe dọa tính mạng hơn người hở van 3 lá, van động mạch chủ. Với những người bệnh hở van 2 lá do sa van, nếu chỉ điều trị bằng thuốc không phẫu thuật, thì sẽ có 33% người bệnh sẽ tử vong trong vòng 10 năm.
Vì thế thay vì lo lắng, người bệnh hở van tim hãy giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị kết hợp với các lời khuyên trong bài viết. Tin rằng, bạn sẽ sớm kiểm soát được bệnh như mong muốn.
BS. Vũ Thị Anh Đào
Link tham khảo:
https://www.cdc.gov/heartdisease/valvular_disease.htm
https://www.ssmhealth.com/heart-vascular-health/valvular-disease
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/heart-valve-diseases
https://www.stdom.com/services/mississippi-heart-and-vascular-institute/valvular-disease