Hương phụ – dược liệu quý cho phụ nữ

Vị thuốc hương phụ (Rhizoma cyperi.) là thân rễ sấy khô của cây Củ gấu hay Củ gấu (Cyperus rotundus L). Nói về công dụng trong chữa bệnh của hương phụ, có câu: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, thường được các nhà đông y truyền tai nhau.

1. Nhận biết hương phụ dược liệu

Vị thuốc bao gồm cả 2 loại: loại hương phụ vườn, củ nhỡ vỏ đen nhánh, rễ cứng và hương phụ biển củ to hơn, màu nâu nhạt.

Nhận biết: thân rễ hình thoi, mặt ngoài nâu sẫm hay nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang. Trên mỗi đốt có lông cứng nâu hay đen và vết tĩnh của rễ con. Vỏ và lông tơ còn sót lại màu nâu đen hoặc đen. Mặt ngang cắt có màu xám, lõi giữa nâu sẫm. Dược liệu có mùi  thơm, vị đắng cay nhẹ.

Hương phụ thân rễ hình thoi, mặt ngoài nâu sẫm hay nâu đen
Hương phụ thân rễ hình thoi, mặt ngoài nâu sẫm hay nâu đen

2. Tác dụng dược lý hiện đại của hương phụ

– Tác dụng dược lý: cao hương phụ dạng lỏng, tác dụng ức chế sự co bóp, làm dịu sự căng thẳng của tử cung động vật dù là có thai hay không có thai. Vũ Văn Điền, Hoàng Kim Huyền thấy rằng nước sắc của hương phụ vườn và hương phụ biển đều có tác dụng kiểu estrogen và mức độ như nhau. Ngoài ra thấy tinh dầu hương phụ biển cũng có tác dụng kiểu estrogen, hương phụ dạng sống và dạng chế đều có tác dụng kiểu estrogen. Điều đó phần nào chứng minh trong việc dùng hương phụ trong các bệnh phụ nữ.

– Tác dụng kháng khuẩn: Hương phụ còn ức chế Staphylococcus aureus và Sh.shiga.

– Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, ức chế thần kinh trung ương trên động vật thí nghiệm.

3. Tác dụng theo đông y của hương phụ

Củ gấu có vị cay, hơi đắng, tính bình, quy vào kinh can, tam tiêu, tác dụng lí khí, điều kinh, thư can, chỉ thống.

Vị củ gấu tùy vào cách chế biến cho các vị thuốc có tính năng công dụng khác nhau. Củ gấu sao đen có tác dụng cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh.

Củ gấu tẩm nước muối sao chữa bệnh về huyết, tẩm đồng tiện sao có tác dụng giáng hỏa, tẩm giấm sao có tác dụng tiêu tích tụ. Hương phụ tứ chế có tác dụng chữa bệnh về phụ nữ.

Theo đông y, Hương phụ có tác dụng hành khí, giảm đau, khai uất, điều kinh, kiện tỳ tiêu thực, thanh can hỏa

4. Chủ trị hương phụ

Chữa các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính.

Chữa đau dạ dày do thần kinh, giảm tình trạng ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ.

Dùng trong bệnh mắt sung huyết đau đỏ, phối hợp với chi tử, bạc hà, cúc hoa.

Hương phụ là vị thuốc dân gian hay dùng để điều trị các bệnh phụ nữ
Hương phụ là vị thuốc dân gian hay dùng để điều trị các bệnh phụ nữ

5. Cách dùng hương phụ

Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao bằng hương phụ:

Hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, bạch đồng nữ mỗi vị 3g. Sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (Thuốc hương ngải).

Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới tức đau, lúc hành kinh có cục máu tím bằng hương phụ:

Hương phụ 5g, đương quy 10g, thược dược 10g, xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g. Sắc nước uống.

Chữa băng huyết, rong huyết bằng hương phụ

Củ gấu sao đen tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

Chữa dạ dày lạnh đau, nôn, ợ ra nước trong bằng hương phụ

Hương phụ 5g, can khương 3g, mộc hương 3g, khương bán hạ 10g, sắc nước uống.

Chữa hội chứng dạ dày bằng hương phụ:

Hương phụ 6g, sài hồ 12g, thanh bì 8g, rau má 12g, chỉ xác 6g, trần bì 6g. Sắc nước, ngày 3 lần uống trước bữa ăn vào sáng, trưa, chiều.

6. Liều dùng – Kiêng kỵ của hương phụ

Dùng từ 8-12g. Những người âm hư, huyết nhiệt không nên dùng. Khi dùng có thể tiến hành tứ chế, thất chế nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/

DS. Nguyễn Thị La

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận