Khát vọng mùa xuân: Hai mươi năm tìm giải pháp cho bệnh nhân ung thư (Kỳ 2)

Niềm tin làm nên ý chí, tạo ra sức mạnh vô biên trong mỗi con người. Với bà 7 Nga Tây Ninh, lòng nhân ái, cùng những duyên nợ với đời đã thôi thúc người phụ nữ này bền bỉ tìm ra “ngọc” trong cây Hoàn Ngọc để cứu sống người bệnh. Hãy cùng xem hành trình 20 năm tạo ra thương hiệu lừng danh được giới chuyên môn và người bệnh tin dùng phải trải qua những thăng trầm gì nhé.

Kỳ 1: Người phụ nữ mang nặng món nợ cuộc đời

Kỳ 2: Hành trình tìm “Ngọc” trong cây Hoàn Ngọc

“Người Nam bộ chúng tôi chân thật lắm, đã mang ơn ai là nhớ trọn đời, thủy chung và không bao giờ bội nghĩa. Tôi mang ơn cây Hoàn Ngọc đã giúp tôi trọn chữ hiếu đạo làm con. Việc làm của tôi chính là trả cho cây Hoàn Ngọc vị trí mà nó xứng đáng được có; đồng thời giúp cộng đồng đặc biệt là người nghèo có giải pháp tốt cho sức khỏe của mình…”.

Đau đáu một niềm tin

Thời gian đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trà Hoàn Ngọc Bảy nga Tây Ninh chủ yếu là trà túi lọc với hai dòng sản phẩm chủ đạo:

– Trà túi lọc màu xanh (phần lá là chủ yếu)

– Trà túi lọc màu vàng (có tỉ lệ thân và rễ cây cao hơn)

 

Nước trà Hoàn Ngọc vàng nhẹ và thơm dịu
 Nước trà Hoàn Ngọc vàng nhẹ và thơm dịu

Trà của Doanh nghiệp ngoài thành phần chủ đạo từ cây Hoàn Ngọc, bà còn nghiên cứu để bổ sung các thành phần khác như: Cúc hoa, hoa ngâu… nên trà có hương vị thơm dịu đặc trưng, nước trà vàng nhẹ trông đẹp mắt. Sau một thời gian người sử dụng đã có cảm nhận được công dụng cho sức khỏe như: Hệ tiêu hóa ổn định hơn, huyết áp ổn định, sức đề kháng được cải thiện, ngủ ngon hơn, da đẹp hơn… Cũng vì vậy mà Trà của bà đã gây được tiếng vang trong vùng, nhiều người tìm đến Doanh nghiệp của bà để mua.

Có câu chuyện vui chia sẻ về sự kiện này: Đó là vào những năm 1993 – 1994, doanh nghiệp của bà mới mở xưởng sản xuất trà túi lọc từ cây Hoàn Ngọc, qui mô còn nhỏ. Bà phân phối trực tiếp tại cửa hàng của doanh nghiệp còn không đủ nói gì tới mở các đại lý khác. Hàng ngày người mua phải xếp hàng để được mua một hộp duy nhất, những hôm đông có tới 500 – 700 người xếp chật cả lối vào cửa hàng.

Hiện tượng này đã gây sự chú ý tới chính quyền địa phương, họ “nghi ngờ” cây Hoàn Ngọc là một trong loại cây có tính chất “gây nghiện” nên báo cáo với cơ quan cấp trên. Các cơ quan cấp trên đã quyết định lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá về thành phần của trà Hoàn Ngọc có tính “gây nghiện” hay không; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động để chờ kết luận.

Họ lấy sản phẩm gửi đi xét nghiệm, tất nhiên trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm bà phải liên tục lên làm việc với chính quyền. Phải mất vài tháng sau, các nơi xét nghiệm khẳng định trong trà của bà không hề có các chất gây nghiện nào. Lúc đó, xưởng của bà mới được hoạt động trở lại.

Giá trị phòng và chữa bệnh của cây Hoàn Ngọc là có thật, nhưng người dân truyền miệng nhau và thêu dệt thành ra người tin dùng có hiệu quả thì “thần thánh” nó, người chưa thấy hiệu quả thì bài xích. Bà cho hay: “Ngày đó người ta bàn tán về cây Hoàn Ngọc nhiều lắm nhưng tôi chỉ có thể giải thích bằng trải nghiệm của bản thân và những người sử dụng nó chứ làm sao có thể giải thích một cách khoa học được”.

Nhưng ông bà vẫn vững tin là phải có chất gì trong cây Hoàn Ngọc thì mới có tác dụng chữa bệnh. Đó là chất gì? Cơ quan nào sẽ tìm ra? Câu hỏi đưa ra như vậy nhưng vì chưa có điều kiện nên cũng đành xếp lại.

Năm 2001, các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) đã phối hợp với Đại học Cần Thơ nghiên cứu và thấy rằng cây Hoàn Ngọc có tác dụng hỗ trợ chữa trị 25 loại bệnh như: Gan nhiễm mỡ, u xơ, huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng… Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng ở thống kê qua người sử dụng, chưa có chiết tách để tìm được các hoạt chất cụ thể có trong cây Hoàn Ngọc. Vì vậy, kết quả nghiên cứu thời điểm đó hầu như chưa được ứng dụng.

Đi tìm tên của hoạt chất trong cây Hoàn Ngọc

Vào giữa những năm 2000, qua tìm hiểu, ông, bà biết thêm vào những năm 90 của thế kỷ 20 đã có nhà khoa học hàng đầu Việt Nam phát hiện và nghiên cứu công dụng chữa bệnh của cây Hoàn Ngọc. Đó là PGS. Trần Công Khánh – Đại học Dược Hà Nội. Ông, bà đã ra Hà Nội tìm gặp PGS. Trần Công Khánh để mong có được lời giải đáp thực sự về cây Hoàn Ngọc. Nhưng khi gặp thì PGS Khánh đã nghỉ hưu, nghiên cứu của ông cũng mới chỉ bước đầu.

Trước nhiệt huyết của ông, bà, PGS Khánh đã tư vấn và liên hệ với Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nơi có đủ khả năng triển khai nghiên cứu về thành phần hoạt chất có trong cây Hoàn Ngọc.

Năm 2007, ông, bà đã được tiếp cận với PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng cùng các nhà khoa học thuộc Phòng Hóa Terpenes, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cảm mến cái tâm và sự nhiệt huyết của ông, bà, các nhà khoa học nhận lời giúp đỡ, thực hiện nghiên cứu, phân lập từ thân, lá và rễ cây Hoàn Ngọc 7 năm tuổi. Kết quả vượt trên sự mong đợi khi phát hiện những hoạt chất sinh học có giá trị như: lupeol, lupenone, betulin, axit pomolic… Những chất này có thể sản xuất ra dược phẩm có hoạt lực cao điều trị từ bệnh viêm nhiễm đơn giản cho đến các bệnh nan y như ung thư, HIV, các bệnh tự miễn khác…

Hoạt chất mang tên Bảy Nga Tây Ninh

Theo các nhà khoa học, Axit Pomolic có thể hóa giải được cơ chế kháng thuốc của khối u thông qua khả năng áp đảo các protein Bcl-2 và Bcl-xl. 2 hoạt chất quan trọng tìm thấy trong rễ cây Hoàn Ngọc là Lupenone và Betulin hỗ trợ tốt cho điều trị HIV.

Betulin sau quá trình sinh tổng hợp của cơ thể, chuyển thành axit betulinic, là một hợp chất quý hiếm có khả năng ức chế nhiều loại khối u trong cơ thể và ức chế HIV rất hiệu quả so với một số thuốc khác hiện đang được dùng để điều trị các bệnh trên.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Y tế thế giới Planta Medica của Đức, giới thiệu đến 150 nước.

Nghiên cứu đã giải đáp cho những băn khoăn ban đầu của bà Nga và tìm ra thêm nhiều hoạt chất quý mà y học đang tìm kiếm trong cuộc chiến chống ung thư, chống viêm nhiễm và HIV như lupeol, lupenone, betulin, axit pomoli… Trong đó, một hoạt chất mới có trong cây Hoàn Ngọc được đặt tên theo tên của bà Bảy là palatilignan BNGATN (Bảy Nga Tây Ninh) đã được đăng ký độc quyền sáng chế.

Chế tác Ngọc trong cây Hoàn Ngọc

Đã tìm thấy hoạt chất, nhưng để chiết tách các chất quý trong cây Hoàn Ngọc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ người bệnh cần có một qui trình công nghệ hiện đại.

Hai sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư từ cây Hoàn Ngọc
Hai sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư từ cây Hoàn Ngọc

Năm 2010, chương trình trọng điểm Hóa Dược của Chính phủ đã xét duyệt đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống ung thư từ cây Hoàn Ngọc, mã số CNHD.ĐT.030/11-12” do Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh chủ trì với kinh phí đầu tư 880 triệu đồng.

Nghiên cứu xác định hoạt chất chiết xuất từ cây Hoàn Ngọc (Tritecpen-HN) đã được chứng minh có khả năng kéo dài tuổi thọ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Tiếp tục phát triển thành công từ đề tài cấp Nhà nước này, năm 2012, doanh nghiệp tiếp tục được chọn là đơn vị chủ trì dự án: “Hoàn thiện 2 chế phẩm (TANU Gold và TANU Green ) hỗ trợ điều trị ung thư từ cây Hoàn Ngọc” đã vượt qua nhiều hội đồng đánh giá nghiêm ngặt và khắt khe để được Nhà nước cấp vốn không hoàn lại.

Dự án đã hoàn thiện

Ngày 31/8 2016 Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định số:3570/QĐ-BCT thành lập hội đồng và tổ chuyên gia để nghiệm thu. Ngày 10/9/2016 hơn 10 Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đã đến khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.

Theo dõi từ đề tài đến dự án, GS.TS. Nguyễn Văn Hùng cho rằng: “Đây là một công trình nghiên cứu bài bản, đầy đủ. Kết quả như ngày hôm nay, trên cả mong đợi. Nhóm nghiên cứu và thực hiện rất ăn ý, cộng tác chuyên nghiệp”.

TS Phùng Hà (Nguyên Cục trưởng Cục hóa chất, Bộ Công thương) nhận định: “Đề tài thực hiện quy mô, không chỉ nằm trong phòng thí nghiệm mà đã tạo ra sản phẩm. Mô hình nghiên cứu này cần được nhân rộng, đây là mô hình liên kết rất thành công giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp”.

PGS.TS Phan Phước Hiền (nguyên chủ nhiệm khoa hóa sinh hóa dược Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM): “DN Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh là một điểm sáng trong nghiên cứu khoa học. Thành công của dự án không chỉ là tiếng vang ở Tây Ninh mà là niềm tự hào của cả nước”.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoa Công Hậu (Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh) vui mừng: “Giờ đây cây Hoàn Ngọc đã trở thành loài cây “đặc sản” của tỉnh Tây Ninh, tạo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đa dạng, chất lượng. Đây là dự án cấp nhà nước đầu tiên của tỉnh Tây Ninh. Hy vọng lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng thực sự, được khoa học chứng minh rõ ràng góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Đón đọc  kỳ cuối: Khát vọng mùa xuân: Hai mươi năm đi tìm giải pháp cho bệnh nhân ung thư (Kỳ 3)

Nguyễn Nghĩa Hòa
Giám đốc chương trình truyền thông “Vì sức khỏe người Việt”
Hội Nội khoa Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận