Lưu ý chăm sóc người rối loạn nuốt sau tai biến

Sau khi mắc bệnh, việc chăm sóc cho người bị rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não cần hết sức cẩn trọng cần có sự hỗ trợ trong sinh hoạt ăn uống. Bởi bệnh tai biến mạch máu não hiện nay là một căn bệnh hết sức nguy hiểm. Diễn tiến của bệnh rất nhanh. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc người bị rối loạn nuốt sau tai biến.

1. Rối loạn nuốt là gì?

Rối loạn nuốt là một thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn của miệng, hầu hoặc thực quản của quá trình nuốt. Rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não rất thường gặp và phát hiện rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não là một phần quan trọng của quản lý tai biến mạch máu não cấp.

Tỷ lệ rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não khá cao. Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng (AHOR) ước tính, rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não ảnh hưởng tới khoảng gần 400 nghìn người mỗi năm tại Mỹ.

2. Các dấu hiệu của tình trạng rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não

  • Tồn đọng thức ăn trong miệng
  • Chảy nước dãi
  • Trào ngược miệng-mũi.
  • Khó khăn trong quá trình nuốt, trì hoãn nuốt.
  • Ho hoặc sặc trong khi nuốt.
  • Thay đổi giọng nói hay tốc độ sau khi nuốt

3. Chăm sóc người rối loạn nuốt sau tai biến

Chăm sóc người rối loạn nuốt sau tai biến là việc đòi hỏi sự cẩn trọng. Bởi nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

xem thêm: Chăm sóc người bệnh đột quỵ não

3.1. Dinh dưỡng cho người bệnh rối loạn nuốt

Cho người bệnh cần hết sức hợp lý và vừa phải vì nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường. Cụ thể:

Chất đạm: nên sử dụng ở mức độ vừa phải, sử dụng nhiều hơn đạm thực vật (các loại đậu, đỗ tương), ăn nhiều các loại cá biển để cung cấp đạm động vật.

Chất béo: ưu tiên chất béo từ thực vật như vừng, lạc, đậu nành.

Vitamin và khoáng chất: có nhiều trong các loại rau, hoa quả (đặc biệt là chuối, bưởi, cam).

3.2. Một số lưu ý

  • Thức ăn cần được xay nhuyễn, dễ nuốt như cháo, súp, sữa.
  • Không ăn thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde).
Thức ăn cần được xay nhuyễn cho người rối loạn nuốt sau tai biến
Thức ăn cần được xay nhuyễn cho người rối loạn nuốt sau tai biến
  • Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lư­ợng.
  • Bệnh nhân cần ăn đều đặn 3 – 4 bữa/ngày với mức tổng calo trung bình một ngày khoảng 30kcalo/kg cân nặng.
  • Không nên ăn các gia vị cay nóng, các đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe…
  • Bệnh nhân cần ăn nhạt để giúp thận dễ dàng đào thải và không làm tăng huyết áp. Tránh các đồ ăn sẵn chứa lượng mỡ và muối cao như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, thịt hun khói…

 3.3. Cách giúp quá trình ăn uống của người bị rối loạn nuốt trở nên dễ dàng

– Trư­ớc hết nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giư­ờng hoặc trên ghế tựa cho khỏi ngã. Trong t­ư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn.

– Cách cho người bệnh ăn: Từ từ đưa miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt.

Với người bệnh vẫn phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, chia đều lượng thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn.

4. Cách tiến hành cho bệnh nhân ăn qua sonde:

Người bệnh ăn qua ống sonde
Người bệnh ăn qua ống sonde

Những bệnh nhân liệt cơ hầu họng dẫn đến không chỉ đạo để tự ăn được thường nuôi ăn qua ống xông. Người nhà bệnh nhân nên lưu ý: Thức ăn nên xay nhuyễn ở dạng lỏng hoặc pha chế từ các loại bột có sẵn

– Kiểm tra vị trí của ống sonde, cố định ống sonde.

– Nối túi đựng thức ăn đã chuẩn bị với ống sonde, điều chỉnh chế độ sao cho phù hợp tránh để bệnh nhân bị sặc thức ăn. Hoặc có thể dùng xilanh bơm trực tiếp thức ăn qua ống sonde. Mỗi lần ăn nên cách nhau từ: 3 – 5h.

Lưu ý: Sau mỗi lần cho bệnh nhân ăn bơm nước ấm và đẩy đầu ống sonde để tránh vi khuẩn.

Tai biến mạch máu não để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh. Quá trình điều trị tai biến mạch máu não và phục hồi cần nhiều thời gian và công sức. Người bệnh và người nhà bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để sớm hồi phục.

Quỳnh Trang (Thầy thuốc Việt Nam)

 

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận