Lưu ý trong điều trị tay chân miệng ở trẻ và giải pháp sớm từ bộ đôi Subạc

Việc điều trị tay chân miệng không phải là vấn đề quá mới mẻ bởi đây là bệnh lý diễn ra thường xuyên mỗi năm. Song không ít các bậc cha mẹ vẫn còn khá lóng ngóng không biết phải làm sao mới đúng. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra các lưu ý để phụ huynh có hiểu biết đúng đắn trong việc điều trị và chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng.

Lưu ý khi lựa chọn thuốc điều trị tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Để đối phó với bệnh, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng rồi đợi bệnh qua đi. Trường hợp trẻ trở nặng hoặc có biến chứng thì cần cho nhập viện để được điều trị kịp thời. Khi chọn các thuốc điều trị triệu chứng cũng cần lưu ý một số thông tin sau:

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Người ta thường dùng paracetamol để giảm đau, hạ sốt cho trẻ hoặc ibuprofen (theo hướng dẫn của bác sĩ) nếu sốt và đau nhiều. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ khi bị nhiễm virus vì có thể khiến trẻ bị hội chứng Reye (Một hội chứng gây bệnh lý nguy hiểm ở não và gan, thậm chí khiến trẻ tử vong).

Có thể dùng paracetamol ngay cả khi trẻ không bị sốt để giảm đau
Có thể dùng paracetamol ngay cả khi trẻ không bị sốt để giảm đau

Nếu trẻ không sốt vẫn có thể cho trẻ uống paracetamol (10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6h, không quá 5 lần/24h) với mục đích giảm đau.

Với trường hợp sốt ở trẻ bị tay chân miệng, ngoài thuốc thì việc bù nước/ điện giải cũng vô cùng quan trọng giúp bé hạ sốt.

Thuốc kháng sinh, kháng virus

Hai thuốc này rất hay được phụ huynh mua để dùng cho trẻ. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết cộng thêm việc lạm dụng thuốc có thể lợi bất cập hại, cụ thể:

  • Tay chân miệng là bệnh do virus, thuốc kháng sinh không trị được virus gây bệnh. Nhóm thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp khi xác định có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn và phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng virus như acyclovir và các loại thuốc kháng virus khác thực chất không có hiệu quả với chủng virus gây bệnh tay chân miệng. Dùng nhóm thuốc này chỉ có hại mà không có lợi gì.

Thuốc bôi da và miệng

Với các nốt mụn to vỡ trên da có nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể dùng một số thuốc sát trùng ngoài da như: xanh methylen, kem chứa ion bạc…

Lưu ý, với xanh methylen, các bậc phụ huynh không nên bôi khắp người vì ngoài làm bẩn quần áo, việc bôi nhiều khắp người còn khiến thuốc bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, trẻ hay đưa tay vào miệng, nếu tay trẻ có xanh methylen sẽ không tốt cho sức khỏe.

Với các vết loét trong miệng, nhiều tổ chức nhi khoa lớn trên thế giới thường không khuyến cáo phụ huynh sử dụng thuốc bôi miệng vì trẻ thường không hợp tác, thao tác bôi miệng có thể gây đau và khiến trẻ quấy khóc hơn. Thực tế, việc uống thuốc giảm đau, hạ sốt cũng đã giúp trẻ giảm đau, quấy khóc một phần rồi.

Nếu thực sự phải bôi trong miệng cho con, phụ huynh cũng cần chọn những loại gel sát khuẩn, giảm đau rát nhanh và có khuyến cáo bôi được trong miệng như Subạc. Gel Subạc (chứa nano bạc, chitosan, dịch chiết neem) không chỉ bôi được lên tất cả các tổn thương ở trên da và trong miệng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Sản phẩm đặc biệt an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh.

Như vậy, để dùng thuốc an toàn cho trẻ trong điều trị tay chân miệng, các bậc cha mẹ cần lưu ý là phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc bừa bãi. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, vấn đề chăm sóc trẻ cũng cần được chú trọng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi cha mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ đúng đắn thì bệnh tay chân miệng sẽ dễ kiểm soát hơn, trẻ cũng hạn chế được nguy cơ gặp phải biến chứng hơn. Cụ thể:

Không cần kiêng tắm

Nhiều cha mẹ thấy con bị tay chân miệng thì không dám cho con tắm rửa, sợ con bị cảm lạnh, bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, việc kiêng cữ này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da và để lại sẹo. Thay vào đó, bố mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm, lau rửa cơ thể nhẹ nhàng, bôi thuốc sát khuẩn để các vùng da bị tổn thương luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Không chích vỡ mụn nước

Nổi mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng. Nếu bệnh diễn tiến thuận lợi với sự chăm sóc đúng cách thì sau thời gian ngắn, mụn nước sẽ thu nhỏ lại, khô mài và biến mất, đồng thời cũng không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không có hiểu biết lại châm chích, bóp nặn cho bóng nước nhanh vỡ. Điều này vô tình lại khiến các mụn nước bị nhiễm trùng, lở loét, ăn sâu vào bên trong da hơn. Với trẻ sơ sinh, làn da vốn mỏng manh và nhạy cảm. Nếu không được điều trị kịp thời, các vết loét có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ vô cùng. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chích vỡ mụn nước của con.

Cho bé ăn lỏng, mềm, dễ nuốt

Dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo đủ lượng dịch cho trẻ bằng việc cho bé bú nhiều hơn (với trẻ nhỏ), uống nhiều nước hơn (với trẻ lớn). Khi con bị loét và đau miệng, không hợp tác ăn, hãy chuẩn bị các món lỏng, mềm dễ nuốt hoặc mát, chúng sẽ giúp trẻ dễ chịu phần nào. Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để con ăn được nhiều hơn.

Lưu ý, việc ăn phải thực phẩm chua, cay, quá mặn sẽ làm trẻ bị đau miệng hơn, chính vì vậy nên kiêng cữ tạm thời những món này cho con.

Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, mềm khi bị tay chân miệng
Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, mềm khi bị tay chân miệng

Đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có dấu hiệu trở nặng

Mặc dù bệnh tay chân miệng rất hiếm có trường hợp nặng nhưng không phải hiếm mà nguy cơ không rơi vào con mình. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau, có thể bệnh trẻ đang trở nặng và có nguy cơ gặp phải biến chứng. Lúc này, phụ huynh cần đưa con tới cơ sở y tế sớm nhất có thể. Các dấu hiệu bệnh tiến triển xấu gồm:

– Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài trên 2 ngày không hạ.

– Quấy khóc liên tục, vô cớ, dỗ không nín hoặc ngủ gà ngủ gật.

– Người lờ đờ, đi lại loạng choạng hoặc ngồi không vững.

– Giật mình, rùng mình hoặc run người.

– Tự dưng nôn hết mọi thứ dù không trong bữa ăn.

– Khó thở hoặc nhịp thở bất thường.

Bộ đôi trong uống ngoài bộ cốm và gel Subạc – Lựa chọn đầu tay cho trẻ bị tay chân miệng

Những năm gần đây, việc sử dụng bộ đôi cốm uống và gel bôi Subạc có nguồn gốc thảo dược luôn được ưa chuộng. Sự kết hợp này mang lại tác động đa chiều từ trong ra ngoài nên sẽ cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả hơn.

Công dụng của cốm và gel Subạc trong bệnh tay chân miệng

Trước tiên là gel Subạc – Một sản phẩm chứa nano bạc được đánh giá là vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ. Gel Subạc có thể dùng cho trẻ sơ sinh, bôi được cả ngoài da và trong niêm mạc miệng ở bệnh tay chân miệng. Sau 1-2 ngày, miệng các vết loét sẽ săn se, khô lại và không để lại sẹo thâm.

Kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, có 96% người dùng hài lòng về tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da và giảm ngứa ngay khi bôi của gel Subạc.

96% người dùng hài lòng về hiệu quả làm sạch, sát khuẩn da - niêm mạc miệng, giảm ngứa, giảm thâm và ngừa sẹo của gel Subạc
96% người dùng hài lòng về hiệu quả làm sạch, sát khuẩn da – niêm mạc miệng, giảm ngứa, giảm thâm và ngừa sẹo của gel Subạc

Bên cạnh dạng gel bôi ngoài da, phía nhà sản xuất cũng cho ra đời sản phẩm Subạc bào chế thành dạng cốm uống hòa tan. Việc uống cốm Subạc sẽ giúp con được:

  • Tăng cường đề kháng từ bên trong.
  • Tránh bị nhiễm khuẩn, virus.
  • Thúc đẩy làm lành vết thương, không để lại sẹo.

Dạng cốm này thơm ngọt dễ uống, có thể dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và thường được khuyên uống cả ngay khi trẻ chưa bị bệnh với mục đích phòng ngừa.

Bộ đôi gel và cốm Subạc được tin dùng trong bệnh tay chân miệng
Bộ đôi gel và cốm Subạc được tin dùng trong bệnh tay chân miệng

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên kết hợp trong uống – ngoài bôi cốm và gel Subạc. Điều này giúp con vừa cải thiện các triệu chứng bên ngoài nhanh chóng, an toàn lại luôn nhận được sự bảo vệ từ bên trong.

Subạc được chuyên gia đánh giá cao

Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về công dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus trong đó có tay chân miệng của bộ đôi Subạc. Dưới đây là một trong những đánh giá điển hình:

TS, Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội

“Thành phần trong gel Subạc chứa nano bạc,có hiệu quả tốt với virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thành phần khác như dịch chiết neem, chitosan rất lành tính, có tác dụng tốt cho bệnh ngoài da”.

TS, Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân đánh giá cao về tác dụng của gel Subạc
TS, Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân đánh giá cao về tác dụng của gel Subạc

BSCKII. Trần Thị Thanh Nho – Chuyên gia da liễu Bệnh viện đa khoa Trí Đức

“Các thảo dược trong cốm Subạc đều là những kháng sinh thực vật, giúp giảm nhẹ triệu chứng của các bệnh ngoài da do virus, đồng thời giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus”.


BSCKII. Trần Thị Thanh Nho – Chuyên gia da liễu Bệnh viện Trí Đức đánh giá về cốm Subạc

Phụ huynh có con bị tay chân miệng tin dùng Subạc

Bộ đôi Subạc đã được rất nhiều phụ huynh có con bị tay chân miệng lựa chọn. Đa số, người bệnh đều cảm thấy hài lòng về hiệu quả cũng như tính an toàn của 2 sản phẩm.

Điển hình như trường hợp con trai của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội)

Khi con trai thứ hai (18 tháng) bị mắc bệnh tay chân miệng, cả gia đình chị Bình An đã vô cùng lo lắng. Nhưng nhờ biết tới và cho con sử dụng gel Subạc nên con trai chị Bình An vượt qua bệnh tay chân miệng thành công mà không gặp biến chứng. Chị chia sẻ:


Nhờ sử dụng gel Subạc, con trai chị Bình An đã cải thiện bệnh tay chân miệng thành công

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm được quảng cáo dùng cho bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, theo đánh giá của người đã dùng và giới chuyên môn, bộ đôi cốm và gel Subạc vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tay bởi tính hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Để biết rõ hơn về bội đôi Subạc, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 024. 38461530 – 028. 62647169.

Dược sĩ Khánh Vũ

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận