Mách mẹ cách xử trí trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu hay gặp, biểu hiện là những nốt mẩn đỏ trên da, da bị phù nề, đỏng vảy,.. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Hãy theo dõi các chia sẻ của các chuyên gia về trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh.
Nội dung bài viêt
1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khiến phụ huynh lo lắng
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý viêm da mãn tính, thường diễn tiếp theo 2 mức: cấp tính và mãn tính. Theo kết quả của một số nghiên cứu, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể do:
– Yếu tố di truyền: Theo thống kê của bộ y tế, có đến 60% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa do di truyền từ bố mẹ ( tiền sử bố mẹ từng mắc bệnh này). Ngoài ra bố mẹ mắc bệnh tương tự như viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, hen.. cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Suy giảm hệ miễn dịch: Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại lai. Những yếu tố này kích thích làn da non nớt của bé, do đó trẻ rất dễ mắc các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, chàm sữa, viêm da dị ứng,…
– Dị ứng: Do trẻ tiếp tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cho trẻ như thực phẩm ( hải sản, tôm, đậu phộng,..) hay môi trường ( bụi bẩn, các chất hóa học, phấn hoa,..)
– Khí hậu thời tiết lạnh, hanh khô: Theo nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da cơ địa dễ bộc phát vào mùa hanh khô, độ ẩm thấp. Trời lạnh khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng từ môi ngoài.
2. Triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuần tuổi. Bệnh thường biểu hiện ở vùng da mặt, nhưng một số tình trạng nghiêm trọng hơn thì cả tay, chân, cổ và thân cũng xuất hiện. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như:
– Xuất hiện những mụn nước li ti, tập trung ở má, cằm, trường hợp điển hình sẽ tạo thành hình móng ngựa, những mụn nước này có thể vỡ, chảy dịch
– Vùng bị tổn thương bị phù nề, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau. Đây là triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
– Có thể có những mụn mủ và hiện tượng đóng vảy tiết màu vàng
– Sau một thời gian, da bị bong tróc, khô ráp và đỏ lên.
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khắp người
3. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có đáng lo không?
Trẻ vừa ra đời hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ còn non nớt và rất dễ bị bệnh, do đó nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa.
Thực tế, nếu điều trị sớm thì bệnh viêm da cơ địa ở bé không có gì đáng lo ngại, vì đây chỉ là tổn thương ngoài da. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng như:
– Viêm da cơ địa bội nhiễm: bệnh gây ngứa ngáy, khiến cho trẻ cào gãi, tạo thành những vết xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào. Hậu quả là trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết,…
– Trẻ biếng ăn, lười vận động, chậm lớn: Bệnh gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến trẻ mất ngủ, không chịu chơi đùa và thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Trẻ biếng ăn, lười vận động, chậm lớn do ảnh hưởng của viêm da cơ địa
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ địa, di truyền: Viêm da cơ địa kéo dài làm tăng độ nhạy cảm của cơ địa trẻ sơ sinh. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa lâu ngày dẫn đến bùng phát một số bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng tiếp xúc…
Như vậy, nếu không được điều trị sớm, viêm da cơ địa có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
4. Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố tự miễn và cơ địa, vì vậy hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt đồng thời hạn chế được tần suất tái phát bệnh. Một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa như:
4.1 Điều trị bằng thuốc:
Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa được bác sĩ chỉ định thuốc uống
Một số nhóm thuốc hay được chỉ định khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như:
– Dung dịch sát khuẩn: Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%; thuốc tím Methylen 1%, hồ nước, …
– Thuốc bôi ngoài da: Corticoid, các thuốc kháng sinh tại chỗ, axit salicylic,…
– Kem dưỡng ẩm: để dưỡng ẩm , tăng tái tạo da, giảm bong tróc.
– Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mãn tính, thường được chỉ định thuốc uống, nhất là khi trẻ đáp ứng kém với thuốc bôi tại chỗ. Một số thuốc uống trị viêm da cơ địa phổ biến như: thuốc kháng sinh Tetracyclin, Erythromycin; thuốc kháng histamin nhóm H1,..
Tuy nhiên hầu hết các thuốc đều có tác dụng phụ, do đó quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của các sĩ.
4.2 Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, bố mẹ có thể kết hợp thêm một số mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà để bé phục hồi tốt hơn:
– Chườm đá lạnh: Dùng túi chườm đá, khăn mát đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
– Tắm tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm trà: các tinh dầu này có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy, sưng đỏ da. Vậy nên, cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm trà vào nước tắm của bé sẽ giúp thuyên giảm đáng kể triệu chứng của bệnh.
– Tắm cho bé bằng nước lá khế, tía tô, trầu không,…: các lá này đều có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy khó chịu, rất tốt cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Tắm bằng lá khế giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ
Hy vọng qua bài viết trên bố mẹ đã hiểu rõ thêm về bệnh viêm da cơ địa ở các bé. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, và gây biến chứng nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa bé đi các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
DS Cao Thị Cẩm Tú