Sản khoa
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi.
Cân nặng
Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 12-17 kg so với trước khi mang thai. Nguyên nhân là do trọng lượng của em bé trong bụng cùng với nước ối và các dịch cơ thể khác. Cùng với đó, chế độ ăn của mẹ bầu cũng thay đổi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn để có thể đảm bảo cho em bé khỏe mạnh.
Hệ tuần hoàn, tim mạch, huyết áp
Hoạt động của hệ tuần hòa bị thay đổi trong thai kỳ. Lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút nhiều hơn, tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn.Tuy nhiên, lượng máu được bơm về tim ít hơn do áp lực của tử cung. Từ tháng thứ 3 trở đi trong thai kỳ, huyết áp của mẹ bầu có thể giảm dưới tác động của hormone progesterone lên mạch máu. Thai phụ có thể gặp tình trạng mất ngủ.
Hệ tiêu hóa
Khoảng 70% phụ nữ có thai trải qua hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, tình trạng này triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị sỏi mật dạng sỏi cholesterol do sự thay đổi nội tiết tố nữ.
Vùng ngực
Vòng ngực thay đổi rất rõ khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hormone của thai phụ.
Khi mang thai, tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.
Nội tiết
Trong quá trình mang thai, tuyến nội tiết của thai phụ có sự thay đổi đáng kể, gây ra các hiện tượng sau:
- Mẹ bầu có thể cảm thấy bốc hỏa do sự gia tăng hormone và các hoạt động trao đổi chất.
- Tuyến giáp có hiện tượng phình to do nhu cầu canxi tăng lên.
Vùng bụng
Trong 9 tháng thai kỳ, bụng sẽ lớn dần lên làm vùng xương chậu mở rộng. Từ tháng thứ 3 trở đi, bụng bắt đầu phình to, đến khoảng cuối tháng thứ 6, đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn. Thai phụ có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
Đường tiết niệu
Tử cung phát triển lớn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Thai phụ có thể gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười…
Da
Hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hormone, mẹ bầu cũng có thể gặp một số hiện tượng rạn da (bụng, bắp chân, ngực) và thay đổi sắc tố da ở một số vùng trên cơ thể.
Người mẹ cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Đặc biệt, có một số bệnh xuất hiện mới hoặc diễn biến xấu trong thời kì mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, u xơ tử cung, bệnh trĩ, chuột rút khi mang thai … Vậy tại sao những căn bệnh đó lại xuất hiện vào lúc người mẹ mang thai, em bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì không, … Tất cả sẽ được giải đáp trong chuyên mục Sản khoa.