Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nguy hiểm. Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là sự mất nước, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, khi xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cùng với cách xử lý và chữa trị kịp thời. Cùng tham khảo một số mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Sữa mẹ hay sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm kể cả những thay đổi nhỏ nhất. Vì vậy, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải kể đến là do virus rota, ngoài ra còn có vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Thường xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa như: nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu, sốt và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Mất cân bằng hệ vi khuẩn: sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột dễ gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi: Khi bé đang bú sữa mẹ đột ngột chuyển sang sữa công thức, hay người mẹ ăn thức ăn lạ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của sữa mẹ đôi khi cũng làm bé bị tiêu chảy.

Hiện tượng không dung nạp lactose: lượng lactose này có trong sữa không được tiêu hoá bởi sự thiếu hụt của enzym sẽ làm cho hàm lượng này bị tích tụ ở ruột, trẻ sơ sinh sẽ gặp phải các vấn đề về đường ruột, tiêu chảy.

Khi trẻ sơ sinh hoặc người mẹ đang cho con bú sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm cho bé bị tiêu chảy.


Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé thay đổi có nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

Mất nước là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nghiêm trọng nhất. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà tình trạng mất nước của trẻ chia làm 3 loại: mất nước nặng, có mất nước và không mất nước.

Đánh giá các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh tham khảo bảng dưới đây:

Dấu hiệu mất nướcĐánh giá tình trạng mất nước
Khi có 2 trong các dấu hiệu sau:

  • Ngủ li bì hay khó đánh thức
  • Mắt trũng
  • Nếp véo da mất rất chậm
Mất nước nặng
Khi có 2 trong các dấu hiệu sau:

  • Vật vã, kích thích
  • Mắt trũng
  • Nếp véo da mất chậm
Có mất nước
Khi không đủ các dấu hiệu phân loại mất nước hoặc mất nước nặngKhông mất nước

Một số triệu chứng điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Một số triệu chứng điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường gặp là: trẻ đi ngoài nhiều lần, với đặc điểm phân lỏng, có màu vàng hoặc xanh, một số trường hợp có lẫn máu. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có biểu hiện bỏ bú, mệt mỏi hay quấy khóc.  Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh bị mất nước cấp độ nặng sẽ có hiện tượng thóp trũng, da có dấu hiệu mất khả năng đàn hồi. Tình trạng mất nước cấp độ nặng sẽ khiến trẻ bị lờ đờ, li bì hoặc nghiêm trọng hơn bé có thể bị bất tỉnh, hôn mê, mạch nhanh, huyết áp tụt. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi nghiêm trọng bé sẽ có tình trạng co giật.

2. Các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

2.1. Bổ sung nước cho trẻ

Cho trẻ bị tiêu chảy uống oresol giúp cung cấp nước và điện giải

Nguyên tắc quan trọng nhất cần lưu ý đối với trẻ sơ sinh đang bị tiêu chảy là bù nước và điện giải đủ, sớm nhất có thể. Nếu trẻ không được bổ sung nước có thể bị các biến chứng nghiêm trọng hơn do mất nước.

Cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bú thường xuyên và mỗi bữa cho trẻ bú lâu hơn. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, bé có thể được bù nước bằng nước đun sôi để nguội, các loại dung dịch có chứa Oresol.

Bổ sung sớm nước và điện giải:

Cách cho trẻ sơ sinh uống Oresol: Pha 1 gói oresol với 1 lít nước cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống trong ngày. Cho trẻ uống từng ngụm, từng thìa một. Nếu trẻ bị nôn đợi 5 – 10 phút sau mới cho uống lại.

Những trường hợp trẻ bị mất nước nặng dẫn đến quấy khóc nhiều hoặc khóc không có nước mắt, tiểu ít, nôn nhiều, li bì thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

2.2. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Trong quá trình cho con bú, một số loại thực phẩm mà cơ thể mẹ hấp thụ cũng góp phần gây ra tình trạng đi ngoài của trẻ sơ sinh. Bởi vì hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm với các loại “thức ăn lạ” được hấp thụ qua sữa mẹ.

Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu đi ngoài bất thường, để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, các mẹ chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đủ nước, các loại vitamin, chất xơ và các khoáng chất.

Khi trẻ bị tiêu chảy, chế độ ăn BRAT là chế độ ăn cho mẹ được khuyến cáo áp dụng. Với 4 loại thực phẩm chuối, gạo, táo và bánh mì có khả năng dung hòa tốt, dễ tiêu hoá, đặc biệt bổ sung chất điện giải mà cơ thể trẻ mất đi qua tiêu chảy, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm như sữa chua, ăn nhiều loại rau củ để cải thiện tình trạng tiêu chảy cho trẻ.

Áp dụng chế độ ăn BRAT cho người mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ sinh khí trong bụng trẻ như cam, quýt, cà chua, bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, giá đỗ và các sản phẩm làm từ đậu nành…Ngoài ra, trong thời gian cho con bú cần tránh các loại thức ăn chưa nấu chín (tiết canh, gỏi cá, nem chua…), không đảm bảo vệ sinh để đảm bảo hệ tiêu hoá tốt của trẻ.

2.3. Các mẹo dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc bù nước và điện giải, có thể áp dụng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà:

MẹoHiệu quả tác dụngCách thực hiện
Nước gạo lứt rangNgăn ngừa tình trạng mất nước và điện giải ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt.

– Gạo lứt 100 gram rang vàng

– Đổ vào 2 lít nước

– Sau đó đun sôi cho đến khi gạo chín mềm

– Để nguội chắt lấy nước.

– Có thể cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Lá ổi, búp ổi nonCó tính đắng, nhiều tinh dầu, vị ấm, có tác dụng làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết ở ruột.

Có khả năng kháng khuẩn, kích thích cơ trơn ruột, làm giảm đau bụng do tiêu chảy.

– Có thể cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày

– Lấy 20g lá ổi hoặc búp ổi non

– 20g gừng tươi

– 10g vỏ quýt khô

– Sau đó đem đi sắc cùng 2 lít nước cho đến khi còn lại khoảng 500ml thì chắt ra cho trẻ uống.

Trà vỏ camVỏ cam có chứa nhiều chất xơ giúp điều chỉnh nhu động ruột, cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp, làm các triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm nhanh chóngVỏ cam đã được rửa sạch cho vào nước nóng hãm thành trà khoảng 20 phút, sau đó có thể cho trẻ uống.

Nước hồng xiêmHồng xiêm xanh có tính mát cùng vị ngọt, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng. Chứa thành phần tanin có tác dụng chữa trị tiêu chảy rất hiệu quả– Hồng xiêm xanh 1 quả cắt lát mỏng, đem phơi khô rồi sao vàng.

– Dùng 10 lát hồng xiêm xanh đã được sơ chế, sắc lấy nước

– Cho trẻ uống một ngày 2 lần.

Súp cà rốtChất Pectin có trong cà rốt có khả năng làm dịu nhu động ruột, kích thích niêm mạc ruột mau hồi phục Bù đắp lượng chất điện giải đã mất đi do tiêu chảy do chứa nhiều muối khoáng, kali.– Cà rốt 500 g gọt vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng.

– Đun nhỏ lửa cùng 2 lít nước đến khi cạn đi một nửa thì vớt cà rốt ra.

– Nghiền nát, lọc qua rây, bỏ bã và thêm 3g muối rồi đun sôi.

– Sử dụng hàng ngày cho trẻ bị tiêu chảy.

3. Lưu ý khi dùng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Đưa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đến cơ sở y tế sớm nhất có thể khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh được nhắc đến ở trên phải hết sức thận trọng, không nên tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị tiêu chảy tại nhà khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Áp dụng cách chữa tiêu chảy nào vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Để tránh mất nước do tiêu chảy cần bù nước và điện giải cho trẻ.
  • Đảm bảo dinh dưỡng và phục hồi niêm mạc ruột nhanh chóng: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm.
  • Khi trẻ có những biểu hiện của mất nước nặng, tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

4. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Để phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thì phải quan tâm chăm sóc tốt cả mẹ và bé.

Đối với người mẹ hay người chăm sóc trẻ: 

  • Mẹ được chăm sóc thai sản tốt ngay từ khi mang thai là tiền đề cho sức khỏe của trẻ sơ sinh
  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ hợp lý sẽ đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ bú mẹ. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Cân nhắc khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy cho trẻ.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi cho trẻ bú.

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Cho trẻ sơ sinh bú mẹ càng sớm càng tốt, tốt nhất ngay trong vòng 1 giờ sau sinh. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18 đến 24 tháng tuổi.
  • Thực hiện trình vệ sinh trong chăm sóc, cho trẻ ăn uống đúng cách.
  • Có thể cho trẻ uống vắc xin rotavirus để phòng virus rota.
Nên cho trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa bú sữa mẹ bình thường

Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ giúp giảm khả năng mắc bệnh tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng. Nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy hô hấp thậm chí có thể tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

BS Chu Thị Thanh Hoài

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận