Mệt mỏi, nóng sốt là mắc bệnh gì? Có cần đi viện không?

Nguyễn Thị Xoan
Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:
Chuyên khoa:

Nóng sốt, đau đầu, mệt mỏi làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm hiệu suất làm việc. Điều này như hồi chuông cảnh báo cơ thể đang gặp trục trặc và cần sửa chữa ngay lập tức.

Tại sao cơ thể có biểu hiện sốt kèm mệt mỏi, đau đầu?

Sốt

Nhiệt độ cơ thể người bình thường khoảng 37 độ C ( dao động 0.5 độ so với môi trường bên ngoài). Tuy nhiên do tác động của các yếu tố khác nhau như vi khuẩn, vi rút, dị ứng….với hệ miễn dịch mà gây ra phản ứng sốt với cơ thể. Lúc này thân nhiệt tăng lên và khi >38.5 độ, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc hạ sốt.

Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu

Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu

Mệt mỏi

Hiện tượng mệt mỏi là do phản ứng của hệ miễn dịch chống lại kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể, gây ra biểu hiện viêm đau, hệ quả kéo theo là mệt mỏi, li bì..

Đau đầu

Đau đầu có thể trầm trọng đến mức dữ dội, đau như búa bổ, do sốt làm giãn nở mạch máu, mạch máu căng ra, tăng tuần hoàn máu.

Triệu chứng này hay gặp ở các bệnh nào?

Covid-19

Covid-19 không còn xa lạ với người dân trên toàn thế giới. Dấu hiệu hay gặp nhất là sốt, ho và mệt mỏi, có thể mất khứu giác, vị giác. Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như khó thở, đau ngực, lú lẫn…thì bệnh nhân cần đi ngay viện để được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của covid-19 rất dễ nhầm với bệnh đường hô hấp khác nên cách tốt nhất để phát hiện sớm là test nhanh covid-19.

Covid- 19 bênh nhân thường sốt, ho, mệt mỏi, có thể mất vị giác, khứu giác

Covid- 19 bệnh nhân thường sốt, ho, mệt mỏi, có thể mất vị giác, khứu giác

Sốt virus

Khi người bệnh bị sốt virut tấn công, triệu chứng đầu tiên cho thấy là bệnh nhân bị sốt cao, lúc đầu sốt nhẹ sau tăng dân lên 39-40 độ. Toàn thân lúc này đau nhức khó chịu, người mệt mỏi. Có thể gặp thêm các dấu hiệu khác liên quan tới hô hấp như ho, sổ mũi. ..Lúc này chất tiết làm tắc nghẽn khoang mũi gây khó thở. Khi sốt virut bệnh nhân có thể thấy nổi hạch tại cổ, đầu..và xuất hiện hiện tượng phát ban da sau khi sốt 2-3 ngày (do cơ thể luôn duy trì nhiệt độ cao trong nhiều ngày).

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường gây thành dịch nên dễ phân biệt hơn so với bệnh khác. Bệnh thường trải qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có hiện tượng sốt cao liên tục hoặc đột ngột từ 39- 40 độ, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, ngoài ra bệnh nhân còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu rũ rượi, đau bụng, tiêu chảy…Sau đó khoảng một tuần, bệnh nhân xuất hiện các vết xuất huyết dưới da, chảy máu mũi…Ở giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như tràn dịch màng phổi, đau tức ngực, khó thở, bụng chướng, nôn ra máu….Giai đoạn hồi phục, bệnh nhân hết sốt, sức khoẻ dần ổn định và trở về mức bình thường.

Cảm cúm

Cảm cúm sẽ xuất hiện tình trạng sốt ở giai đoạn đầu, tuy nhiên không phải ai bị cảm cúm cũng có biểu hiện này. Có nhiều trường hợp bị sốt hai ngày đầu sau đó hạ sốt, tình trạng sốt lại xuất hiện sau 3-5 ngày mắc bệnh. Ở bệnh này, mệt mỏi quá mức hay đột ngột là triệu chứng ban đầu cho thấy mắc cảm cúm. Sau đó bắt đầu xuất hiện tình trạng ho khan, ho dai dẳng kèm đau mỏi cơ, có thể gặp tình trạng đau họng, chảy nước mũi, tiêu chảy.

Các triệu chứng thường thấy ở cảm cúm

Các triệu chứng thường thấy ở cảm cúm

Cảm nắng

Cảm nắng rất hay gặp trong mùa hè, đặc biệt vào ngày nắng cao điểm, nhiệt độ đột ngột tăng cao. Lúc này, cơ thể biểu hiện sốt cao > 40 độ, chóng mặt, khát nước, ra nhiều mồ hôi, mạch nhanh, yếu cơ.

Viêm họng

Người bị viêm họng thường gặp các biểu hiện chính như sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau đầu, oể oải. Đặc biệt có thêm dấu hiệu của viêm họng như : đau rát vùng cổ họng, nuốt nước bọt bị vướng, khó khăn trong ăn uống hàng ngày…. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác chán ăn , ăn không ngon, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi…

Làm thuyên giảm các triệu chứng này như thế nào?

Điều trị tại nhà

Các phương pháp hỗ trợ trong việc làm giảm các triệu chứng này bao gồm:

Thuốc giảm đau- hạ sốt

Cần sử dụng các loại thuốc giảm đau- hạ sốt như paracetamol….để cắt cơn sốt, không được chủ quan để sốt cao, kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm lên não. Tuy nhiên liều lượng cũng như cách sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bù nước và điện giải

Trong trường hợp người bệnh sốt cao, kéo dài thì cần bổ sung nước và điện giải như oresol để tránh tình trạng mất nước trên bênh nhân

Bổ sung vitamin C

Thông qua các thực phẩm giàu vitamin C như: Ổi, cam, ….Hoặc có thể bổ sung vitamin C qua đường uống dưới dạng viên nang, viên nén mỗi ngày. Mục đích để tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho bệnh nhân.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, cơ thể cần phải được nghỉ ngơi để tái tạo lại bộ máy hoạt động. Điều này không những giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần.

Trường hợp cần vào viện gấp?

Người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu như không được vào viện kịp thời:

  • Người bệnh sốt cao, liên tục trong nhiều ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ
  • Xuất hiện tình trạng co giật, mệt mỏi li bì kèm đau đầu liên tục và có xu hướng tăng dần
  • Mệt mỏi, nôn ói, xuất hiện tình trạng xuất huyết …

Tình trạng sốt, mệt mỏi đau đầu là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy cách tốt nhất để điều trị là thăm khám tại các bệnh viện để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng điều trị đúng, đủ, kịp thời.

DS. Xoan Nguyễn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận