Mùa hè, viêm họng nhiều cơ hội tái phát
Viêm họng là một căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Các triệu chứng viêm họng thường khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho bệnh viêm họng tái phát.
Nội dung bài viêt
1. Tại sao hay bị viêm họng?
1.1. Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng
Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
1.2. Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi
Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
1.3. Do thở bằng miệng
Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng.
Nguyên nhân thở bằng miệng thường là:
- Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dịứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi.
- Tắc ở vùng vòm họng: do u vòm hoặc VA quá phát.
- Do vẩu răng, làm môi khép không kín.
- Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
1.4. Do ô nhiễm môi trường
Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
2. Phân loại viêm họng
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
2.1. Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần
- Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần có biểu hiện là niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
2.2. Viêm họng mạn tính xuất tiết
- Viêm họng mạn tính xuất tiết
Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
2.3. Viêm họng mạn tính quá phát
- Viêm họng mạn tính quá phát
Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
2.4. Viêm họng teo
Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn.
- Viêm họng teo
Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
3. Triệu chứng viêm họng
– Người bệnh có cảm giác khó chịu, gai rét. Có thể sốt vừa hoặc sốt cao.
– Người bệnh có cảm giác khô họng, khát nước, tăng lên khi nuốt, đau lan lên tai.
– Ngạt mũi, chảy nước mũi.
– Niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết, họng rất bóng. Đôi khi người bệnh quan sát thấy có chất bẩn như bã đậu màu trắng hoặc màu vàng xám ở trên bề mặt amidan.
– Cổ có đờm.
– Sốt.
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
– Ho khan, rát cổ, khàn tiếng.
4. Điều trị viêm họng
4.1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn.
Các loại thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như hạ sốt, hắt hơi sổ mũi, diệt vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhân sẽ sử dụng kháng sinh từ 7 – 10 ngày. Sau 1- 2 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ cảm thấy bệnh thuyên giảm rất nhiều người bệnh vẫn phải uống đủ liều để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn.
4.2. Điều trị viêm họng bằng các thảo dược thiên nhiên
Đối với những bệnh nhân bị viêm họng nhẹ, có thể áp dụng một số bài thuốc bằng thảo dược sau để điều trị bệnh:
4.2.1. Chữa viêm họng bằng mật ong
Khi bị viêm họng, cổ sẽ bị đau rát, ngứa ngáy. Mật ong giúp sát khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Dùng mật ong pha với trà xanh, thêm một vài lát chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng của người bệnh. Người bệnh cũng có thể sử dụng trà gừng mật ong để làm dịu cơn đau họng.
4.2.2. Cam thảo
Trong cam thảo có chất acid glycyhizic có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp trị ho, chống viêm. Súc miệng bằng nước cam thảo sẽ giảm đau, trị viêm loét họng.
4.2.3. Muối
Nước muối chữa bệnh viêm họng rất tốt. Nước muối có thể làm giảm tình trạng hôi miệng, ngứa rát ở cổ họng, đau họng. Người bệnh có thể tự pha nước muối để súc miệng hoặc cũng có thể mua nước muối sinh lý điều trị viêm họng tại nhà.
5. Những biến chứng của viêm họng
5.1. Áp-xe amidan, áp-xe thành họng
Nếu không chữa trị kịp thời, viêm họng có thể gây áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, quanh amidan. Đối với trẻ nhỏ , viêm họng có thể gây áp xe thành họng.
5.2. Gây bệnh ở các bộ phận khác
Viêm họng có thể dẫn tới các bệnh lý kèm theo như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…do tai, mũi, họng là các bộ phận liền kề nhau.
Ngoài ra, viêm họng còn có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm phổi, viêm khí quản,…
Nguy hiểm hơn, các vi khuẩn gây bệnh viêm họng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể, gây viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim. Đây là 3 biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng mà ít ai có thể ngờ tới.
Xem thêm: Những hậu quả khó lường nếu không điều trị viêm họng kịp thời
6. Phòng bệnh viêm họng như thế nào?
– Súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
– Ngậm một miếng đường phèn.
– Uống nước trà hoa cúc ấm. Cách dùng là lấy một thìa lá hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm nước và rót nước sôi vào. Ngâm khoảng 5 phút và uống dần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau họng khá tốt.
– Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mồm nhiều lần. Bài tập kéo dài từ 5-10 phút sẽ giúp bạn vừa cải thiện được đau họng vừa cải thiện được căng thẳng.
– Lấy lọ dầu tinh chế, nhỏ khoảng 10 giọt vào trong 30mm nước và xoa vào nách nhiều lần trong ngày cũng là một cách điều trị tốt.
– Vỏ xoài cũng có khả năng chống bệnh đau họng rất tốt. Cách làm là lấy khoảng 10ml nước vỏ xoài trộn với 125 – 150ml nước để xúc miệng.
– Dùng thuốc giảm đau chống đau họng có chứa acetaminophen (thuốc có bán là Tylenol) hoặc có chứa ibuprofen (thuốc bán trên thị trường hiện nay là Advil, Motrin..).
– Đeo khẩu trang để ngăn ngừa khi bạn hít phải không khí ẩm ướt.
– Khi bị đau họng thì không uống rượu bia và không hút thuốc.
Thầy thuốc Việt Nam