Nám Chân Sâu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều trị
Nám chân sâu là loại nám khó điều trị, đúng với tên gọi nó đã tấn công sâu vào lớp biểu bì của da. Đây là một bệnh lý hình thành các đốm màu nâu, đen trên da lâu dần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không ít người cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình. Vì vậy, có những nguyên nhân nào, cách nhận biết tình trạng này để lựa chọn phương pháp điều trị nám chân sâu hiệu quả.
Nội dung bài viêt
1. Tình trạng nám da là gì?
Nám da là một vấn đề da phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, 90% người bệnh nám da là phụ nữ (theo Viện Da liễu Hoa Kỳ). Nám gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Tình trạng này thường xuất hiện trên má, sống mũi, trán, cằm và ở môi trên. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, nơi tiếp xúc nhiều với mặt trời chẳng hạn như cổ, cánh tay.
Tình trạng nám phổ biến ở nữ giới
2. Phân biệt nám chân sâu và các loại nám khác
Có nhiều loại nám da và tồn tại dưới nhiều cấp độ với đặc điểm và biểu hiện khác nhau. Ở Việt Nam, hiện nay có ba loại nám thường gặp nhất phải kể đến đó là: nám mảng, nám đốm và nám hỗn hợp. Trong đó, nám da chân sâu là bệnh lý da liễu gây nhiều khó khăn cho việc điều trị. Bạn có thể phân biệt nám chân sau và các loại nám khác qua những đặc điểm dưới dây:
Các loại nám | Nám chân sâu | Nám mảng | Nám hỗn hợp |
Đối tượng | Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 và thời kỳ tiền mãn kinh | Bất kỳ độ tuổi nào | Bất kỳ độ tuổi nào |
Hình dạng, kích thước | Nốt tròn, kích thước to hơn đầu đũa. Diện tích nhỏ, mọc theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm | Xuất hiện thành từng mảng nhỏ, lan rộng dần thành các mảng nám lớn với diện tích rộng | Những đốm kết hợp nhiều mảng rộng, xuất hiện rải rác thành từng đám |
Màu sắc | màu sắc từ nâu nhạt tới đen đậm | màu nám thường nhạt | Mảng rộng tối màu với những đốm đậm sẫm màu xen kẽ |
Vị trí | Chủ yếu 2 bên gò má, dưới quầng thâm mắt | Tập trung chủ yếu 2 bên gò má, trán, mũi và cằm hay kín cả khuôn mặt | Bất kì vị trí nào trên da mặt |
Đặc điểm chân nám | Loại nám chân sâu nhất trong các loại nám da. Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì. | Chân nám ăn nông chủ yếu ở thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da. | Chân nám hỗn hợp thường ăn sâu vào lớp hạ bì |
Phân biệt nám chân sâu, nám mảng và nám hỗn hợp
Bên cạnh đó, dựa trên màu sắc, vị trí nám và nguyên nhân hình thành nám người ta còn phân biệt một số loại nám như:
- Nám khói có màu đen tím, thâm sạm, hình thành do tác động của tia UV và sự tiếp xúc với một số chất hóa học như lưu huỳnh, photpho,…
- Nám bã chè, là một dạng nám đốm, có màu đen.
- Nám cánh bướm thường xuất hiện nhiều ở 2 bên cánh mũi, về sau lan dần toàn khuôn mặt.
3. Nguyên nhân xuất hiện nám chân sâu là gì?
Theo các chuyên gia lý giải rằng, nám chân sâu hình thành là do các tế bào melanocyte tăng sinh sắc tố melanin ra bên ngoài. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng hạ bì dẫn đến làn da xuất hiện các đốm nâu sẫm màu. Sự xuất hiện của nám chân sâu có thể do một số nguyên nhân phổ biến như tác hại của ánh nắng mặt trời, quá trình lão hóa da, di truyền, mất cân bằng nội tiết hoặc do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, sự căng thẳng tâm lý,…
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nám chân sâu
- Quá trình lão hóa: Càng lớn tuổi thì tình trạng bị nám da gặp phải sẽ càng cao. Khi bước vào quá trình lão hóa, các sắc tố dễ dàng bị tích tụ thành từng mảng lớn và hình thành rõ rệt trên da. Bên cạnh đó, quá trình đào thải các chất độc tố khỏi cơ thể bị đình trệ, sự tái tạo các tế bào mới thì diễn ra chậm khiến sức khỏe làn da suy giảm. Từ đó hình thành một số bệnh lý về da, trong đó có nám chân sâu.
- Do tác hại của ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm: Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV là tác nhân gây tổn thương đến biểu bì da, làm phá vỡ cấu trúc collagen trên da. Bên cạnh đó, tia UV còn kích thích sản sinh sắc tố melanin, lâu dần melanin tích tụ nhiều và gây nám đậm màu. Ngoài ra, da thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong môi trường mà không có phương pháp bảo vệ đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng nám da.
- Do rối loạn nội tiết: Nguyên nhân gây nám chân sâu thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh người thường xuyên sử dụng nhiều các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chữa bệnh huyết áp,…
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống không điều độ gây ra tình trạng rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt tình trạng dư thừa axit là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của melanin và tình trạng nám da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do căng thẳng tâm lý thường xuyên, kéo dài: những người thường xuyên bị stress, lo lắng có nguy cơ bị nám da cao hơn so với người bình thường.
4. Điều trị nám chân sâu có khó không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia chị em phụ nữ nên điều trị nám chân sâu ngay từ thời điểm khởi phát, tình trạng nám da còn ít. Do nằm ở dưới lớp hạ bì, da trở nên sậm màu, khó điều trị dứt điểm so với các loại nám khác. Vì vậy, khi phát hiện nám da chân sâu phải tiến hành điều trị kịp thời, kiên trì để có được hiệu quả tốt nhất.
5. Nhận biết nám chân sâu như thế nào?
Để tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác có thể lưu ý một số đặc điểm nhận biết nám chân sâu cụ thể dưới đây:
- Có các đốm trên da màu nâu, xám hay đen xám có kích thước rõ ràng.
- Các đốm này thường mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm nhưng có diện tích nhỏ.
- Tập trung chủ yếu ở vùng gò má, chóp mũi, trán và có thể gặp ở vùng cổ.
- Những vùng xuất hiện các đốm nám da thường rất khô.
- Theo thời gian, các vết nám có xu hướng đậm màu hơn, đặc biệt là khi người bệnh tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ (ánh nắng mặt trời, khói bụi, thiết bị điện tử,…).
Các đốm nám chân sâu tập trung chủ yếu ở vùng gò má, chóp mũi, trán
6. Các phương pháp điều trị nám chân sâu
Tùy vào mức độ nám trên da mà người bệnh cần áp dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau:
Các biện pháp bảo vệ chung:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi, tia cực tím, các thiết bị điện tử…
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Hạn chế tối đa tình trạng thức khuya, làm việc căng thẳng, áp lực kéo dài. Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, giải trí sau mỗi giờ làm việc.
- Chế ăn uống điều độ: Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây giúp cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp chăm sóc làn da từ sâu bên trong và cân bằng nội tiết tố. Bên cạnh đó, hạn chế các loại bia rượu, cà phê, thức ăn cay, nóng,…
Một số phương pháp trị nám chân sâu hiệu quả hiện nay:
- Chăm sóc da bằng nguyên liệu thiên nhiên như nghệ, mật ong, khoai tây, sữa chua không đường, cà chua, dưa leo, trà xanh, trứng,…mang lại hiệu quả cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong và giúp cho da luôn khỏe mạnh. Với ưu điểm rất an toàn và dễ dàng thực hiện với nhiều đối tượng, áp dụng ngay tại nhà, ít gây tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng nám, cơ địa và rất nhiều yếu tố khác nên cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Chăm sóc da bằng nghệ giúp điều trị nám da sâu
- Thuốc uống trị nám chân sâu: phương pháp này được đánh giá là an toàn cho sức khỏe và có tác dụng cân bằng nội tiết, điều trị bệnh từ sâu bên trong. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị cao nhất, tránh tái phát cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
- Sử dụng kem trị nám: trong các loại kem đặc trị nám chân sâu thường có chứa Axit tranexamic, Citric Acid, Hydroquinone, Pirobenzen, Vitamin A, Vitamin C, đây là những thành phần có tác dụng rất tốt với da, an toàn trị nám hiệu quả.
- Trị nám da chân sâu bằng công nghệ cao: phương pháp trị nám bằng ánh sáng laser giúp loại bỏ chân nám nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên thì chi phí điều trị khá cao, có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn và rất dễ tái phát nếu không có chế độ sinh hoạt phù hợp.
BS Chu Thị Thanh Hoài