Nấm da đầu lan xuống mặt có nguy hiểm không? Cách điều trị
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da vùng đầu, nguyên nhân do nấm thuộc loài Trichophyton và Microsporum gây ra. Bệnh có thể nhầm với các bệnh da đầu khác như chấy, vẩy nến, á sừng. Nấm da đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ.
Trong những trường hợp nặng, nấm da đầu có thể lan xuống vùng mặt biến chứng thành nấm da mặt với những biểu hiện nghiêm trọng.
Nội dung bài viêt
1. Nấm da đầu lan xuống mặt nguy hiểm không?
Nấm da đầu lan xuống mặt rất nguy hiểm
Nấm da đầu lan xuống mặt khi việc điều trị không được hoặc thực hiện không đúng cách, đặc biệt là khi người bệnh gãi quá nhiều, khiến cho những tổn thương lan rộng xuống vùng mặt, gây nên những biến chứng khó lường.
Nấm da đầu lan xuống mặt rất nguy hiểm, việc điều trị lúc này cũng sẽ khó khăn hơn. Đặc trưng bệnh là ảnh hưởng đến ngoại hình người bệnh và kéo dài, có khi dai dẳng nên có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Ở những diễn biến nặng, nấm da đầu còn gây suy yếu , nhiễm trùng da, và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
2. Triệu chứng khi bị nấm da đầu
Triệu chứng nấm da đầu
Nấm da đầu được phân loại là bệnh ngoài da dễ chuyển thành mạn tính. Bệnh có biểu hiện lâm sàng có thể chia làm 3 giai đoạn phát triển, từ việc da đóng vảy ngứa ngáy, sau đó mức độ tăng dần có thể xuất hiện những mụn nước màu đỏ và cuối cùng tình trạng nặng nề gây rụng tóc.
Bệnh nấm da đầu có những triệu chứng điển hình như sau:
- Khởi phát là những nốt sần nhỏ hay đóng vảy trắng xuất hiện rải rác trên da đầu, vảy dễ bong và lan sang các vùng khác. Những vùng da bệnh lý thường có màu ửng đỏ
- Tóc ở những vùng da bệnh lý dễ rụng, mềm. Da đầu có những chấm đen trong một số trường hợp.
- Da đầu ngứa ngáy khó chịu, ở những giai đoạn đầu có thể không ngứa.
- Trên da đầu xuất hiện mảng nhờn dày màu trắng hoặc màu vàng, có thể có mụn mủ hoặc những nốt phồng chứa mủ trắng hay mủ đỏ
3. Điều cần biết để ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt
Gội đầu thường xuyên giúp ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt
Ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt là rất cần thiếtthiêt để hạn chế sự phát triển của bệnh, tránh ảnh hưởng liên quan đến vấn đề thẩm mỹ. Một số phương án ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt như:
- Gội đầu thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc. Các sản phẩm dưỡng da đầu có chứa selenium như dầu dừa sẽ giúp ngăn ngừa nấm hiệu quả.
- Giữ cho da sạch và khô: Đảm bảo vệ sinh các nhân sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, khu vực công cộng.
- Không tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh: Nếu phát hiện vật nuôi hoặc các động vật khác có triệu chứng nhiễm nấm, nên hạn chế tiếp xúc với chúng và nhờ bác sĩ thú y kiểm tra.
- Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm, lược chải đầu, quần áo.
3.1. Điều trị triệt để nấm da đầu
Biến chứng của nấm da đầu là khá nặng nề, khiến cho vùng da đầu bị chảy mủ và sưng phồng lên. Vì thế chúng ta cần có cách điều trị nấm da đầu triệt để ngay từ lúc mới khởi phát với các triệu chứng nhẹ.
3.1.1. Gặp bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất
Việc tự điều trị nếu không đúng cách sẽ gây nên tình trạng nặng lên của bệnh nấm da đầu, vì thế chúng ta cần phải đi thăm khám bác sỹ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó sẽ đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời và chính xác.
Gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng
3.1.2. Sử dụng các thuốc bôi tại chỗ
Đối với các tổn thương thực thể trên da đầu, việc sử dụng thuốc bôi tạ chỗ sẽ tác động trực tiếp lên tổn thương giúp khu trú và giảm khó chịu cho da đầu.
Thuốc trị nấm da đầu dạng bôi ví dụ như Clotrimazol. Naftifine hoặc Miconazol,.. Các loại thuốc này được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị nấm để làm giảm tình trạng ngứa và loại bỏ đi nấm gây bệnh. Tuy nhiên rất khó thao tác ở vùng nấm bị khuất nên đôi khi phải cắt tóc mới bôi được
Bên cạnh đó các phương pháp dân gian cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh
- Chanh: Nước cốt chanh pha loãng sau đó bôi lên tóc. Dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 đến 15 phút rồi xả sạch.
- Dầu dừa: Massage khoảng 1 đến 2 phút với dầu dừa sẽ giúp làm giảm đi tình trạng ngứa ngáy. Ngoài ra dầu dừa còn có công dụng nuôi dưỡng tóc rất tốt.
- Tinh dầu tràm: sử dụng kết hợp với dầu dừa ủ tóc nhằm chống lại các loại nấm gây bệnh và làm lành vùng da đầu bị tổn thương, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu tràm kết hợp với dầu dừa để ủ tóc.
- Giấm: Giấm pha loãng cùng với nước sẽ tạo ra được một hỗn hợp có tác dụng tẩy đi tế bào chết, giảm gàu và tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả.
Dùng thuốc bôi nấm hợp lý – Cách điều trị nấm da đầu hiệu quả và an toàn
3.1.3. Sử dụng dầu gội có thể trị nấm
Dùng dầu gội chuyên trị nấm đặc biệt có thể vệ sinh làm sạch da đầu, hỗ trợ trong việc điều trị nấm an toàn và hợp lý. Cho đến khi khỏi nấm da đầu; dầu gội chứa Selenium sulfide 2,5% cũng nên được dùng ít nhất hai lần/tuần
3.1.4. Sử dụng thuốc uống trị nấm
Sử dụng thuốc uống trị nấm da đầu
Nấm da đầu sẽ được điều trị với 2 dạng thuốc, đó là bôi hoặc uống. Thuốc bôi sẽ được sử dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu như không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc uống. Đây là cách trị nấm da đầu triệt để từ phía bên trong cơ thể với 2 thuốc phổ biến hiện nay là Terbinafine và Griseofulvin.
Terbinafine đang trở thành thuốc điều trị bậc một do nó có thời gian điều trị ngắn hơn sử dụng dưới dạng viện uống. Trong một số trường hợp có thể được điều trị bằng griseofulvin uống dưới dạng hỗn dịch, chi phí griseoful được đánh giá là thấp hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt,… Lưu ý, khi sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ, cần phải theo dõi liên tục để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.
Đối với những tổn thương viêm nặng có thể cần thêm một đợt prednisone ngắn để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ sẹo, giảm dần liều mỗi 2 tuần.
3.2. Loại bỏ nguồn lây nhiễm nấm
Cần xác định và khu trú nguồn lây nhiễm lại để tránh sau khi điều trị nấm da đầu xong thì sẽ bị tái phát. Kiểm tra kĩ lưỡng các loại vật nuôi nghi ngờ và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, khu vực công cộng, cũng như các loại vật dụng cá nhân tránh lây nhiễm chéo.
3.3. Không cào, gãi vùng da tổn thương
Nấm da đầu được mô tả với đặc trưng là những nốt sần nhỏ hay đóng vảy trắng xuất hiện rải rác trên da đầu, vảy dễ bong và lan sang các vùng khác. Triệu chứng ngứa ngáy có thể xuất hiện từ đầu gây khó chịu cho người bệnh và bất tiện trong cuộc sống. Việc gào hay gãi vùng da tổn thương không chỉ gây cào xước vết thương khiến tổn thương trở nên nặng hơn mà còn có thể làm lan truyền nấm da đầu đi các bộ phận khác trên cơ thể với vật truyền trung gian chính là bàn tay hay móng tay chúng ta.
Không cào, gãi vùng da tổn thương
3.4. Không dùng chung khăn lau đầu với vùng da khác trên cơ thể
Việc dùng chung khăn lau đầu với vùng da khác trên cơ thể đặc biệt ở những người mắc bệnh nấm da đầu sẽ làm tăng nguy cơ lan rộng bệnh từ đầu đến các vùng khác trong cơ thể, các bào tử nấm có thể bám lên khăn lau và chuyển đến bộ phận khác sinh sôi nảy nở gây nên tình trạng nấm lan khắp cơ thể.
Nấm da đầu là một căn bệnh nguy hiểm gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt khi nấm da đầu lan xuống mặt là rất nguy hiểm với những biến chứng khôn lường. Mỗi chúng ta cần tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ lây bệnh và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
BS Phạm Thị Hoa