Ngộ độc thực phẩm nên uống gì để nhanh hồi phục sức khỏe?
Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khi chúng ta sử dụng những loại thực phẩm, đồ ăn không đảm bảo quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Vậy sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì và không nên uống gì để nhanh hồi phục?
Nội dung bài viêt
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
1.1. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi chúng ta ăn phải những loại thực phẩm, đồ ăn bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hoặc do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm nấm mốc.
Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm ở thể nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Thực phẩm, đồ ăn bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm
1.2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Sự xuất hiện của những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên: do vi sinh vật, thực phẩm nhiễm hóa chất hay độc tố có trong thực phẩm. Khi nhiễm bệnh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Người bệnh cảm thấy nôn, buồn nôn trong vòng một hoặc hai giờ sau khi ăn hoặc uống thức ăn bị nhiễm bệnh.
- Người bệnh xuất hiện tình trạng tiêu chảy, sốt đau đầu và suy nhược.
Trong một số ít trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, mờ mắt hoặc cảm thấy ngứa ran ở cánh tay. Trong những trường hợp hiếm gặp, tình trạng suy nhược đôi khi đi kèm với ngộ độc thực phẩm sẽ gây khó thở.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy thậm chí là sốt.
1.3. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể bắt nguồn từ những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật — như thịt, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa và hải sản. Nhưng trái cây, rau và các thực phẩm sống khác chưa rửa sạch cũng có thể bị nhiễm bẩn và khiến người ta bị bệnh.
- Hóa chất sử dụng trong quá trình trồng trọt, chất phụ gia.
- Nước được sử dụng để trồng thực phẩm có thể bị nhiễm phân (phân) của động vật hoặc người.
- Đầu bếp hoặc những người xử lý thực phẩm có thể làm ô nhiễm thực phẩm nếu không rửa tay hoặc sử dụng dụng cụ hoặc thớt không sạch sẽ.
- Vi khuẩn có thể nhiễm vào thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ sai hoặc để quá lâu, thực phẩm sẵn mầm bệnh, thực phẩm ôi thiu.
- Những người có tình trạng sức khỏe (như bệnh thận mãn tính) hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều nguy cơ mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm hơn những người có sức khỏe tốt.
2. Ngộ độc thực phẩm nên uống nước gì?
2.1. Dung dịch oresol
Dung dịch oresol với thành phần bao gồm các loại muối khô, được sử dụng cho người bị ngộ độc thực phẩm khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
Tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước, mất muối và Oresol sẽ giúp bù lại lượng kali đã mất, đồng thời Citrate được thêm vào dung dịch giúp khắc phục tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do mất nước.
Nếu bù nước và điện giải ngay từ triệu chứng tiêu chảy đầu tiên, sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng nguy hiểm và sẽ không cần phải sử dụng đến các biện pháp mạnh như truyền tĩnh mạch.
Dung dịch oresol giúp giúp bù lại lượng muối và điện giải đã mất khi bị tiêu chảy
2.2. Các dung dịch thay thế oresol: nước muối đường, nước cháo muối, nước dừa
Khi không có Oresol, người bệnh có thể thay thế bằng: 8 thìa cà phê đường, 1 thìa nhỏ muối pha với 1 lít nước; hoặc nước cháo cho thêm một ít muối hay nước dừa non có pha một chút muối.
Chú ý trong quá trình pha nước muối đường, mọi người cần chú ý pha theo đúng tỷ lệ. Pha nhiều nước quá sẽ là dung dịch loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ và ngược lại nếu pha đặc quá, người bệnh sẽ bị ngộ độc muối, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.
Khi không có Oresol, người bệnh có thể thay thế bằng nước muối đường, nước cháo muối, nước dừa
2.3. Các loại nước hầm, nước canh
Khi tình trạng đường tiêu hóa của bệnh nhân đã ổn định, người bệnh có thể sử dụng các loại nước hầm, bổ sung một chút muối để bù nước cho cơ thể. Nên lựa chọn các loại nước hầm từ thịt, rau củ để tránh việc nước hầm chứa quá nhiều chất béo gây khó tiêu.
Sử dụng các loại nước hầm sau khi bị ngộ độc thực phẩm vừa giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng mất nước, đồng thời giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh.
3. Ngộ độc thực phẩm kiêng những thức uống nào?
3.1 Sữa và các chế phẩm từ sữa
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố của chúng khiến cho niêm mạc thành ruột bị tổn thương và men tiêu hoá đường lactose bị mất đi.
Trong khi đó lactose là đường chủ yếu có trong sữa mẹ và các sữa công thức, chế phẩm từ sữa. Và khi tiêu thụ những sản phẩm từ sữa có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy, ngộ độc nặng thêm.
Khi bị ngộ độc thực phẩm không nên sử dụng Sữa và các chế phẩm từ sữa
3.2 Rượu bia, các loại đồ uống chứa cồn và cafein
Bên cạnh sữa, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn và caffeine khi bị ngộ độc thực phẩm có thể khiến cho niêm mạc đường tiêu hóa vốn dĩ đang bị tổn thương, khi sử dụng những loại đồ uống này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh .
3.3 Các món cay nóng và nhiều dầu mỡ
Các món cay nóng và nhiều dầu mỡ đều là những loại thực phẩm khó tiêu hóa đặc biệt là khi người bệnh đang trong tình trạng ngộ độc thực phẩm. Những món gà rán, khoai tây chiên có thể khiến cho các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải hiểu được tình trạng ngộ độc thực phẩm, nên uống gì và tránh uống gì khi gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó để tránh ngộ độc thực phẩm bạn nên ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc nhé!
Đặng Thái Sơn