Người bị bệnh viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết thêm về chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận, đồng thời cũng là câu trả lời cho câu hỏi “người viêm cầu thận nên ăn gì hoặc kiêng gì”.
Nội dung bài viêt
1. Nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận
Việc người bệnh viêm cầu thận nên ăn gì và không nên ăn gì có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Các nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận như sau:
– Trong chế độ ăn cần hạn chế tuyệt đối muối trong 2 – 4 tuần, tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh. Bên cạnh đó cũng cần giảm lượng nước uống và ăn.
+ Bệnh nhân thiểu và vô niệu có tăng urê, creatinin máu: lượng nước vào 500 – 600 ml/ngày, muối 2g/ngày, protid 20g/ngày.
+ Bệnh thiểu niệu và vô niệu có phù, tăng huyết áp, urê và creatinin máu không tăng: muối 0,5 – 1g/ngày, protid 40g/ngày.
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối từ 3 tuần đến 1 tháng cho đến khi hết triệu chứng. Sau đó trở lại hoạt động từ từ ngay khi còn protein niệu và đái máu vi thể thường từ 6 tuần đến 2 tháng.
2. Người viêm cầu thận nên ăn gì?
Để không làm nặng thêm tình trạng sức khỏe, bệnh nhân viêm cầu thận nên:
- Ăn nhạt . Ăn nhạt tuyệt đối khi đang phù, tăng huyết áp. Ăn cá thay vì thịt đỏ.
- Ăn các thức ăn có lượng protein thấp như: cháo đường, hoa ủa nhiều chất xơ… Ăn giảm lượng protein sẽ làm giảm gánh nặng công việc cho thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu.
- Chất bột đường: có nguồn gốc từ mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây thay vì gạo, mì ống…
- Người viêm cầu thận nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột (Nguồn: Internet)
- Thực phẩm lợi tiểu như bí đao, đậu đỏ, mướp…
- Người viêm cầu thận nên ăn các thực phẩm lợi tiểu như: bí đao, mướp… (Nguồn: Internet)
- Chất béo không no: cá hồi đậu nành, dầu cá, dầu oliu, bơ, đậu phộng… Đây là những gợi ý vô cùng tuyệt vời nếu người bệnh vẫn còn băn khoăn viêm cầu thận nên ăn gì?
- Người viêm cầu thận nên ăn các thực phẩm chứa chất béo không no (Nguồn: Internet)
- Bệnh nhân nên uống ít nước để giảm bớt gánh nặng cho thận, kiểm soát huyết áp.
Một số món ăn chữa bệnh viêm cầu thận
– Khoai lang nửa ký, gừng tươi 3g. Khoét một lỗ ở củ khoai rồi nhét gừng vào, đem nướng chín, ăn sáng và tối.
– Rau cải tươi 100-150g, trứng gà 1 quả. Rau cải rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi 15 phút, đập trứng gà vào, nấu tiếp 5 phút nữa, nêm nếm vừa ăn. Dùng trước bữa cơm trưa, mỗi ngày 1 lần, liên tục vài ngày.
– Râu ngô (râu bắp) 50g, vỏ bí xanh (bí đao) 50g, đậu đỏ 50g đem nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày, có tác dụng lợi tiểu.
– Đậu phộng hạt 100g bóc bỏ vỏ, táo đỏ 100g, rồi cùng cho vào nấu; dùng cả lạc, táo, uống nước, dùng liền trong 7 ngày.
3. Người viêm cầu thận kiêng ăn gì?
Người viêm cầu thận cần kiêng các thực phẩm sau:
- Muối: sử dụng ít muối (2-3g/ngày) để cải thiện và kiểm soát huyết áp, giảm thiểu sự tích lũy nước dẫn đến phù nề.Không nên sử dụng thực phẩm chế biến pho mát, các loại thịt đóng hộp, muối hoặc hun khói thường có lượng natri cao.
- Người viêm cầu thận cần hạn chế ăn muối (Nguồn: Internet)
- Protein: nên kiêng các thực phẩm có lượng protein cao như nội tạng động vật.
- Người viêm cầu thận cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu protein (Nguồn: Internet)
- Hạn chế thực phẩm giàu kali như: khoai tây, chuối, cam, cà chua, rau đậu… Vì tăng kali quá mức do bệnh thận gây ảnh hưởng đến nhịp tim, chức năng cơ và thần kinh.
- Người viêm cầu thận cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu kali (Nguồn: Internet)
- Giới hạn lượng phospho vào cơ thể. Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều phospho: sữa chua, kem…
- Nói không với rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà.
-
- Người viêm cầu thận cần hạn chế uống rượu, bia, cafe và hút thuốc là (Nguồn: Internet)
Viêm cầu thận là bệnh phụ thuộc vào chế độ độ ăn. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
DS.Nguyễn Gia Hân