Người suy giảm nhận thức nên ăn gì thì tốt?

Suy giảm nhận thức ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức. Bài viết dưới đây của Thầy Thuốc Việt Nam sẽ cho bạn hiểu rõ hơn người suy giảm nhận thức nên ăn gì thì tốt?

1. Suy giảm chức năng nhận thức là gì?

Suy giảm chức năng nhận thức ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống hàng ngày

Suy giảm chức năng nhận thức là sự suy giảm khả năng nhận thức dai dẳng mà người bệnh từng trải qua so với trạng thái bình thường trước đó và không liên quan đến một tình trạng bệnh cấp tính khác. Đây là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy sớm nhất của bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ liên quan.

Xem thêm: Tổng quan về chứng suy giảm nhận thức

2. Các cấp độ của suy giảm chức năng nhận thức

2.1. Suy giảm nhận thức do lão hóa

Suy giảm nhận thức tăng lên khi con người ta già đi

Bộ não cũng giống như các bộ phận còn lại của cơ thể, nó sẽ thay đổi và bị lão hóa khi con người ta già đi dẫn đến tình trạng hay quên, suy giảm nhận thức ngày càng tăng. Một số dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

+ Hay quên mọi thứ thường xuyên hơn

+ Mất dòng suy nghĩ hoặc chuỗi hội thoại, sách hoặc phim

+ Cảm thấy ngày càng choáng ngợp khi đưa ra quyết định, lập kế hoạch các bước để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hiểu hướng dẫn

+ Gặp khó khăn khi tìm đường xung quanh các môi trường quen thuộc

2.2. Rối loạn nhận thức

Rối loạn nhận thức là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của một cá nhân bao gồm học tập, trí nhớ, nhận thức và giải quyết vấn đề đến mức không thể hoạt động bình thường trong xã hội nếu không được điều trị. Bệnh Alzheimer là tình trạng nổi tiếng nhất liên quan đến suy giảm nhận thức.

2.3. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tình trạng sức khỏe khác và chức năng nhận thức của người đó trước khi bị bệnh.

Hầu hết các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, trong khi những triệu chứng khác có thể biến mất hoặc chỉ xảy ra ở giai đoạn sau của chứng mất trí nhớ. Khi bệnh tiến triển, nhu cầu giúp đỡ chăm sóc cá nhân tăng lên. Những người mắc chứng mất trí nhớ có thể không nhận ra các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, gặp khó khăn khi di chuyển xung quanh, mất kiểm soát bàng quang và bát, gặp khó khăn khi ăn uống và trải qua những thay đổi hành vi như hung hăng gây khó chịu cho người mắc chứng mất trí nhớ cũng như những người xung quanh họ.

Xem thêm: Suy giảm nhận thức chủ quan – Những vấn đề cần lưu tâm

3. Chế độ dinh dưỡng cho người suy giảm nhận thức 

3.1. Thực phẩm giàu ACID OMEGA-3

Suy giảm nhận thức nên bổ sung Omega-3 giúp chống lại các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo lắng

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Omega-3 là một loại axit béo không no rất quan trọng đối với các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Axit béo omega-3 có trong thành phần của màng tế bào và tác động trực tiếp đến chức năng của tế bào, cải thiện sức khỏe của não bộ và chức năng nhận thức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy omega-3 giúp chống lại các rối loạn như lo âu và trầm cảm. Ngoài ra còn cải thiện sức khỏe não bộ con nguwoif trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Vì vậy, omega-3 cần được bổ sung thường xuyên hằng ngày trong chế độ ăn uống.

Axit béo omega-3 được tìm thấy trong thực phẩm, chẳng hạn như cá và hạt lanh, và trong các chất bổ sung chế độ ăn uống, chẳng hạn như dầu cá. Ba axit béo omega-3 chính là axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). ALA được tìm thấy chủ yếu trong các loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, đậu tương và dầu hạt cải. DHA và EPA có trong cá và các loại hải sản khác.

3.2. Vitamin nhóm B

Suy giảm nhận thức nên ăn các thực phẩm chứa Vitamin B 

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng có càng nhiều vitamin B trong máu, thì hiệu suất làm các bài kiểm tra liên quan đến trí nhớ, giải quyết các vấn đề phát sinh và hình thành từ câu khi giao tiếp.

Mặc dù vitamin B được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, nhưng chúng dễ dàng bị phá hủy bởi rượu, quá trình chế biến thực phẩm và khi nấu ăn. Bởi vì cơ thể chúng ta không thể lưu trữ tất cả các vitamin nhóm B, vì vậy phải liên tục bổ sung chúng thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B gồm: 

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Trứng

– Các loại đậu: đậu lăng và đậu garbanzo. Ngoài việc là một nguồn vitamin B phong phú, các loại đậu còn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol.

– Trái cây họ cam quýt – chẳng hạn như cam, quýt và chanh – cung cấp ít nhất sáu trong số tám loại vitamin B.

3.3. Thực phẩm giàu Vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho người viêm xoang

Vitamin C có nhiều trong trái cây có múi như Cam, quýt, bưởi… 

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Người suy giảm nhận thức nên ăn các thực phẩm chứa Vitamin C giúp tăng cường chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nó giúp cơ thể sản xuất các hợp chất (collagen, L-carnitine và chất dẫn truyền thần kinh) quan trọng đối với dây thần kinh, tim, não, cơ và sản sinh năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm:

– Dưa đỏ

– Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi Một quả cam trung bình cung cấp 70 mg vitamin C, trong khi một quả bưởi cung cấp khoảng 96 mg. Nước ép trái cây họ cam quýt thậm chí còn chứa lượng vitamin C cao hơn, với một cốc nước cam cung cấp khoảng 71mg vitamin C.

Bông cải xanh, bắp cải tím

Xem thêm: So sánh rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ

3.4. Vitamin D

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D từ ánh nắng mặt trời có thể giữ cho não khỏe mạnh. Mức vitamin D trong cơ thể thấp có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Sarah Booth – giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Con người Jean Mayer USDA về Lão hóa tại Đại học Tufts cho biết, vitamin D có thể tạo ra khả năng phục hồi để bảo vệ bộ não lão hóa chống lại các bệnh như bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ liên quan khác.

Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, tuy nhiên cần bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày  bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm hoặc uống thực phẩm bổ sung giàu vitamin D. Ví  dụ: cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng,…

3.5. Thực phẩm giàu Vitamin E

Bị chắp lẹo nên bổ sung vitamin (Ảnh: Internet)

Vitamin E có thể ngăn ngừa suy giảm trí nhớ hoặc làm chậm sự tiến triển của các tình trạng như bệnh Alzheimer

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Vitamin E có rất nhiều tác dụng, một trong số đó là ngăn ngừa suy giảm trí nhớ hoặc làm chậm sự tiến triển của các tình trạng như bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của vitamin E, và tin rằng vitamin E cùng với các chất dinh dưỡng như vitamin A và vitamin C có thể giúp duy trì sức khỏe não bộ lâu dài. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm: Hạnh nhân, hạt hướng dương, bơ, ớt chuông đỏ,…

3.6. Thực phẩm giàu Flavonoid

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức. Flavonoid là hợp chất thực vật tự nhiên có khả năng chống oxy hóa mạnh. Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của gần 80.000 người trung niên được theo dõi trong hơn 20 năm. Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về tần suất họ ăn các loại thực phẩm khác nhau, mà các tác giả nghiên cứu đã sử dụng để tính toán lượng flavonoid khác nhau. Những người tham gia cũng đánh giá khả năng nhận thức của chính họ bằng cách trả lời các câu hỏi về việc liệu họ có gặp khó khăn khi ghi nhớ các sự kiện gần đây hoặc danh sách việc cần làm hàng ngày hay không.

Các phát hiện chỉ ra rằng flavones, một loại flavonoid được tìm thấy trong gia vị, cũng như các loại trái cây và rau củ có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như dâu tây , quả việt quất, cam và ớt đỏ, có tác dụng bảo vệ mạnh nhất: Chúng có liên quan đến việc giảm 38% nguy cơ suy giảm nhận thức. Anthocyanin, một loại flavonoid khác – và được tìm thấy trong các loại trái cây sẫm màu hơn, như quả mâm xôi – có liên quan đến việc giảm 24% nguy cơ mắc bệnh. 

Thông qua bài viết, người đọc đã có câu trả lời cho mình về suy giảm nhận thức nên ăn gì thì tốt.

BS Lê Thị Hạnh

Xem thêm các thông tin khác trên trang thaythuocvietnam.vn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận