Nguyên nhân đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày và cách xử lý

 Đau bụng đi ngoài là một trong những bệnh lý thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy không phải là bệnh xa lạ nhưng đa phần chúng ta chưa thực sự hiểu hết về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích về bệnh đau bụng đi ngoài.

1. Những biểu hiện có thể gặp khi đau bụng đi ngoài là gì?

 Đau bụng đi ngoài là tình trạng bệnh thường gặp, có thể bắt xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, có thể bao gồm nhiều triệu chứng như:

 Đau bụng đi ngoài nhiều lần có thể rất khác nhau ở từng người: đau âm ỉ, đau quặn thắt từng cơn, đau dữ dội, đau liên tục,…

 Phân khô, cũng có thể nát hoặc không thành khuôn, đi ngoài tóe nước…

 Phân có thể lẫn nhầy, máu đỏ, phân đen, mùi tanh, mùi khẳm…

 Ngoài ra có thể gặp trạng thái buồn nôn, nôn mử1a, sốt, cơ thể mệt mỏi, li bì hoặc kích thích, khát nước và uống nước rất nhiều, da dẻ khô,…

 Ở trẻ nhỏ chưa biết nói cần lưu ý để phát hiện kịp thởi. Trẻ quấy khóc nhiều hoặc ngủ li bì, lay không thức, trẻ bỏ bú hoặc bú rất nhiều, da và môi khô se, đi ngoài phân lỏng tóe nước nhiều lần…

 Nếu tình trạng nặng người bệnh có thể trong trạng thái tinh thần lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng. Đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.

dau-bung-di-ngoai

                            Ảnh minh họa tình trạng đau bụng đi ngoài.

2. Những nguyên nhân nào gây đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày:

 Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng đi ngoài, từ thói quen ăn uống cho tới những bệnh lý nguy hiểm:

2.1 Đau bụng đi ngoài do ngộ độc: 

 Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân hay gặp dẫn đến đau bụng đi ngoài do cơ chế phản ứng lại của cơ thể với chất độc có trong thức ăn. Người bệnh thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài phân nát. Nghiêm trọng hơn có thể đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn nhiều gây mất nước, kiệt sức.

2.2 Đau bụng đi ngoài do nhiễm các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng: 

 Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong thức ăn, nước uống hoặc ở trong đường tiêu hóa lâu ngày làm tổn thương đường tiêu hoá. Hậu quả là khả năng tái hấp thu nước và các chất dinh dưỡng giảm sút, gây ra đại tiện rất nhiều lần trong ngày, có thể kèm sốt cao, rét run, đi ngoài phân máu. 

2.3 Đi đại tiện nhiều lần trong ngày do bệnh lý đường tiêu hóa: 

 Viêm loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt, không dung nạp đường lactose… là những nguyên nhân gây đi cầu nhiều lần. Tình trạng bệnh có thể kéo dài dai dẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

dau-bung-di-ngoai-

                       Ảnh minh họa đau bụng đi ngoài do co thắt ruột.

2.4 Đau bụng đi ngoài do yếu tố tâm lý: 

Căng thẳng thần kinh kéo dài do áp lực trong cuộc sống, công việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần. Stress làm ruột tăng co bóp, biểu hiện bằng những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn kèm đi ngoài nhiều lần, tuy nhiên không kèm theo sốt hay đi ngoài phân máu. Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng hay bị đi ngoài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống.

2.5 Đau bụng đi ngoài do những nguyên nhân khác: 

 Dị ứng thực phẩm hoặc trong bệnh dị ứng với các chất khác ( phấn hoa, bụi nhà,…), sử dụng thuốc kéo dài như thuốc kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột cũng gây đại tiện phân lỏng nhiều lần, do bệnh lý khác như cảm cúm, ung thư, hoặc thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, táo bón lâu ngày cũng gây đau bụng đi ngoài nhiều lần nhưng phân khô,…

3. Đau bụng đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?

 Một số trường hợp đi ngoài nhiều lần trong ngày chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không đáng lo ngại. Tuy nhiên với các trường hợp đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc tình trạng đi cầu nhiều lần kèm các triệu chứng khác nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn để lại hậu quả nghiêm trọng: Mất nước và điện giải do tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh gây cảm giác phiền toái, lo lắng, tự ti,…

4. Cần làm gì khi đau bụng đi ngoài liên tục?

4.1 Bổ sung đủ nước, điện giải: 

 Khi bị đau bụng đi ngoài phân lỏng, nên pha dung dịch Oresol uống theo đúng hướng dẫn để bổ sung lượng nước và điện giải cần thiết. Đặc biệt lưu ý uống đủ nước trong thời tiết mùa hè hoặc khi đi ngoài phân tóe nước nhiều lần.

4.2 Điều chỉnh chế độ ăn: 

 Với trẻ nhỏ: đảm bảo vệ sinh khi trẻ bú mẹ, tiêm phòng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng để trẻ có sức đề kháng tốt.

 Với trẻ lớn và người lớn khi bị đau bụng đi ngoài nên ăn các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, thịt xay, hoa quả… Hạn chế ăn rau sống, giá đỗ, đồ tanh sống hoặc thức ăn lạ. Tránh ăn các thực phẩm bị dị ứng, đồ ăn lâu ngày, đồ ăn bị ôi thiu, giảm sử dụng đồ uống có chứa caffein như chè, cà phê, nước tăng lực…. Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.3 Giữ lối sống lành mạnh:

Giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý tránh stress, tập thể dục hằng ngày.

4.4 Giữ vệ sinh cá nhân:

 Rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

dau-bung-di-ngoai-1

Ảnh minh họa rửa tay đúng cách phòng tránh đau bụng đi ngoài

4.5 Không nên tự ý sử dụng thuốc:

 Không nên tự điều trị khi chưa rõ nguyên nhân đau bụng đi ngoài. Nhất là khi đau bụng đi ngoài nhiều lần liên tục kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu như sốt, đi ngoài phân lẫn máu, tụt cân,… Bạn nên tới cơ sở y tế để được khám làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh cũng như được điều trị từ bác sĩ chuyên khoa nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/

BS. Hoàng Ngọc Anh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận