Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Là căn bệnh gây ra rất nhiều gánh nặng về kinh tế cho người bệnh. Ước tình Việt Nam có khoảng 2.8 triệu người bị loãng xương. Phần lớn các ca loãng xương đều diễn ra âm thầm, triệu chứng của loãng xương không rõ ràng. Vì vậy khi phát hiện đa phần đều đã xuất hiện biến chứng hoặc ở mức loãng xương nặng. Nguyên nhân gây loãng xương gồm những gì? Những yếu tố nào tác động khiến cho bệnh loãng xương nặng lên. Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Phân loại loãng xương

Phân loại loãng xương theo nguyên nhân gây loãng xương
           Phân loại loãng xương theo nguyên nhân gây loãng xương (Ảnh internet)

Trong điều trị loãng xương người ta chia loãng xương theo mức độ nặng nhẹ hoặc theo nguyên nhân gây loãng xương. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn nhắc đến kiểu phân loại loãng xương theo nguyên nhân.

1.1. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát được chia làm 2 nhóm

Loãng xương người già

  • + Đây là loại loãng xương người già
  • + Đặc điểm của loại loãng xương này là xảy ra cả 2 quá trình giảm tạo xương và tăng tạo xương.
  • + Loãng xương loại này thường tiến triển âm thầm, tăng lên từ từ và xuất hiện khá muộn. Gặp ở đa phần người già.
  • + Các nhóm nguyên nhân dẫn đến loãng xương tiên phát: tế bào sinh xương Osteoblast bị lão hóa. Sự giảm hấp thu canxi ở ruột. Hoặc sự suy giảm của hormone sinh dục

Loãng xương sau mãn kinh

  • + Đây là loại xương xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh do sự tụt giảm đột ngột của hormone estrogen.
  • + Đặc điểm ở loãng xương sau mãn kinh là quá trình tạo xương vẫn bình thường nhưng quá trình hủy xương tăng lên.

1.2. Loãng xương thứ phát:

  • + Loãng xương do các nguyên nhân còn lại như yếu tố môi trường, dinh dưỡng, bệnh lý mắc phải…
  • + Bệnh có thể xuất hiện sớm và nhiều biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây loãng xương và các yếu tố nguy cơ

Xương là bộ phận được tái tạo liên tục trong suốt cuộc đời. Các tế bào xương mới vẫn được tạo ra hàng ngày để thay thế cho các tế bào đã lão hóa và già cỗi. Đó chính là bản chất của quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Bình thường luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình này. Nhưng bất kể yếu tố nào gây lệch cán cân khiến quá trình hủy nhanh hơn quá trình tạo xương sẽ dẫn đến loãng xương.

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng là một trong các nguyên nhân gây loãng xương
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng là một trong các nguyên nhân gây loãng xương (Ảnh internet)

2.1. Tuổi

Bản chất là sau 30 tuổi bắt đầu có sự mất cân bằng giữa tạo và hủy xương. Giai đoạn này quá trình hủy (mất) xương xảy ra nhanh hơn nhất là ở phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.

Càng lớn tuổi thì khả năng hấp thụ canxi và các chất khoáng của cơ thể càng kém dần đi dẫn đến xương bị thiếu nguồn dưỡng phục vụ quá trình tái tạo. Quá trình này ngày một tăng, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến loãng xương.

2.2. Yếu tố di truyền

– Ngoài ra cũng nguyên nhân di truyền cũng được đề cập tới. Mới đây theo nghiên cứu của BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa cơ xương khớp BV 115 – TP HCM thực hiện trên 4000 người trong 10 năm đã cho kết quả yếu tố di truyền chiếm 60% các nguyên nhân gây loãng xương. Tức là nếu gia đình có cha mẹ từng gãy xương do loãng xương thi nguy cơ con bị loãng xương là rất cao.

2.3. Tụt giảm hormone sinh dục nữ estrogen

Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen tụt giảm đột ngột đẩy nhanh quá trình chuyển hóa canxi từ xương vào trong máu. Đồng thời tụt giảm estrogen cũng làm giảm khả năng hấp thụ canxi vào xương.

Chính vì tụt giảm hormone estrogen dẫn đến loãng xương mà các chuyên gia đã đề xuất liệu pháp thay thế hormone trong phương pháp điều trị loãng xương.

2.4. Thiếu hụt canxi và vitamin D

– Đây được cho là nguyên nhân chính thường gặp nhất gây loãng xương hiện nay. Canxi là thành phần cấu thành nên xương. Việc thiếu nguyên vật liệu để sản sinh xương mới là con đường trực tiếp dẫn đến loãng xương.

– Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không cung cấp đủ nhu cầu canxi và vitamin D của cơ thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến loãng xương.Vitamin D là nhân tố giúp cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể được tốt hơn. Điều này lý giải cho những trường hợp vẫn bổ sung canxi hàng ngày nhưng thiếu vitamin D vẫn có nguy cơ cao mắc loãng xương.

2.5. Lối sống lười vận động

– Ít vận đông cơ thể cũng là một trong các nguyên nhân gây loãng xương. Các hoạt động thể lực giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu canxi. Đặc biệt những người đã ít vận động lại ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguồn vitamin D là những người có nguy có cao mắc loãng xương.

2.6. Các yếu tố gây bệnh loãng xương khác

– Một số bệnh mãn tính có thể dẫn đến loãng xương: tiểu đường, cường cận giáp, suy thượng thận. Các trường hợp mắc hội chứng kém hấp thu, bệnh lý đường tiêu hóa…

– Một số loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến xương như corticosteroid, thuốc chống động kinh hoặc insulin điều trị tiểu đường…

Phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ khiến phụ nữ bị thiếu hụt canxi rất nhiều. Nếu không được bổ sung kịp thời và đầy đủ sẽ gây loãng xương.

– Nam giới sử dụng rượu bia nhiều cũng tăng nguy cơ loãng xương. Theo thông tin nhận được từ PGS.TS Lê Anh Thư – Chủ tịch Hội Loãng xương TP HCM thì loãng xương ở nam giới dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn ở nữ giới. Khoảng 1/3 số đàn ông (tương đương 30%) tử vong trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương vùng hông do loãng xương. Con số này ở nữ giới chỉ khoảng 12%.

Trên đây là thống kê các nguyên nhân gây loãng xương thường gặp. Thông qua thống kế này mọi người có thể chủ động phòng bệnh hoặc dự đoán nguy cơ mắc bệnh để sớm thăm khám và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Nga

Hội bác sỹ trẻ – Học Viện Quân Y

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận