Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và cách phòng tránh

Theo các số liệu thống kê gần đây, số người mắc bệnh viêm loét dạ dày ở nước ta có xu hướng tăng. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những vết loét bên trong dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong dạ dày, gây ra tình trạng đau đớn. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, ợ chua, buồn nôn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, đại tiện. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến xuất huyết, ung thư dạ dày…

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng
   Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng (Ảnh: Internet)

2. Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính:

2.1. Viêm loét dạ dày do chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý

Thường xuyên ăn khuya,  ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhanh, vừa ăn vừa xem tivi… sẽ khiến dạ dày bị quá tải, phải tiết ra dịch acid nhiều hơn. Niêm mạc dạ dày bị bào mòn, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày.

2.2. Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Vi khuẩn HP lây qua đường miệng (ăn uống, nước bọt), nguồn nước, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân…. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ ẩn náu ở lớp niêm mạc dạ dày và phóng ra chất kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Lượng acid dư thừa này sẽ bào mòn niêm mạc, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

2.3. Viêm loét dạ dày do tình trạng căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên dân dẫn đến viêm loét dạ dày
Stress là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày (ảnh sưu tầm)

Stress là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày gặp nhiều ở những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực tâm lý. Stress kéo dài làm dạ dày tiết nhiều axit HCl và men pepsine khiến môn vị co thắt, giảm hệ miễn dịch tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

2.4. Viêm loét dạ dày do sử dụng các chất kích thích

Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các loại đồ uống có cồn… không chỉ gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính mà còn tác động tiêu cực lên dạ dày.

2.5. Viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)

Thuốc chống viêm không Steroid thường có trong các loại thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen Advil, Motrin… Dùng các loại thuốc trên sẽ khiến ức chế enzym COX2 – enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins – một chất đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, những loại thuốc giảm đau này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

3. Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết, ung thư dạ dày… Đồng thời, việc điều trị kéo dài tốn gây kém tiền bạc, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe của bạn. Dưới đây là cách hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng:

3.1. Chế độ ăn hợp lý, khoa học

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp phòng bệnh viêm loét dạ dày
 Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp phòng bệnh viêm loét dạ dày (ảnh: Internet)

– Ăn đúng bữa, đúng giờ;

– Tập trung ăn, không vừa ăn vừa xem tivi hay sử dụng điện thoại di động;

– Không nên ăn quá no hoặc quá đói;

– Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, nước uống có gas, rượu, bia và các chất kích thích khác ..rất hiệu quả trong phòng ngừa viêm loét dạ dày.

3.2. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Để phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên giữ tâm lý thoải mái mái hơn bằng cách suy nghĩ tích cực, tránh stress quá mức, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ.

3.3. Chăm chỉ luyện tập thể thao

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và điều độ không chỉ giúp phòng tránh viêm loét dạ dày mà còn có thể phòng rất nhiều bệnh khác. Luyện tập thể dục thể thao giúp chúng ta có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

3.4. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

viêm loét dạ dày
 Người bị viêm loét dạ dày nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi (Ảnh: Internet)

Thuốc chính là “con dao hai lưỡi”, sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp bạn khỏi bệnh, ngược lại, sử dụng thuốc bừa bãi rất có hại cho sức khỏe.  Khi bị bệnh, nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá mức.Từ đó làm giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

3.5. Sống lành mạnh, sạch sẽ

Rửa tay trước khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP - gây ra bệnh viêm loét dạ dày
  Rửa tay trước khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP – gây ra bệnh viêm loét dạ dày                                                                 (Ảnh: Internet)

– Giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch đẹp;

– Tuyệt đối không dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân;

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn.

Để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày, mỗi người cần thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học. Đồng thời, nên khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu có biểu hiện bị bệnh, nên đến bác sĩ để thăm khám và được tư vấn điều trị kịp thời.

Thư Bùi (Thầy thuốc Việt Nam)

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận