Nguyên nhân và cách phòng tránh tắc tia sữa
Tắc tia sữa là một trong những bệnh gặp khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, nhất là với các mẹ sinh bé đầu tiên. Bệnh thường gây ra những khó chịu và đau đớn khiến người mẹ hoang mang, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có thể phòng tránh được nguy cơ mất sữa do tắc tia sữa.
Nội dung bài viêt
1. Các nguyên nhân gây tắc tia sữa.
Tắc tia sữa có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể phân chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau: Sữa dư thừa bị tồn động trong ống dẫn sữa để lâu dẫn đến tắc tia sữa và tắc tia sữa nội tại. Các chị em tìm hiểu kỹ từng nhóm nguyên nhân dưới đây nhé!
Nhóm nguyên nhân: Sữa thừa trong ống dẫn sữa gây tắc tia sữa
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
- Con ngậm ti mẹ không đúng cách: Khi bé ngậm ti mẹ không đúng, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Vì thế, sữa bị tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
Nhóm nguyên nhân: Tắc ống dẫn sữa nội tại
- Mới sinh con: Sữa mẹ được hình thành từ tháng thứ 6 của thai kỳ nên ngay sau khi sinh, sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
- Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
Một nguyên nhân quan trọng khác do hoạt động sản xuất sữa của cơ thể mẹ bị ảnh hưởng.
- Stress:Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin, giúp vú bạn giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, bạn cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.
- Nguyên nhân và cách phòng tránh tắc tia sữa
2. Biện pháp phòng tránh bệnh
Cách xử trí nhanh khi tắc tia sữa sau sinh
- Vẫn tiếp tục chi bé bú và cho bé bú đúng cách.
- Người mẹ nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa ra cho uống bằng thìa. Vắt sữa nhiều lần trong ngày nếu thấy cần thiết, tránh ứ sữa.
- Đắp khăn ẩm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú. Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa. Nếu mẹ đã làm như trên mà vẫn nóng sốt thì cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
- Có thể dùng gừng tươi giã nát, pha với nước ấm để xoa day hai bầu vú, sau đó nhớ rửa sạch hai bầu vú vì gừng có tính cay nồng khó chịu với trẻ.
- Dụng lược thưa chải nhẹ trên hai bên bầu vú theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài.
- Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để sữa được thông.
- Mẹ cần được nghỉ ngơi, tẩm bổ nhiều hơn.
- Nếu viêm tắc tuyến sữa lâu ngày không khỏi có thể gây viêm tuyến vú, tạo khối áp xe có mủ. Khi đó cần đến cơ sở y tế để được rạch áp xe và dẫn lưu mủ
DS Nguyễn Thị Ngọc Vui
Nguồn Nội khoa Việt Nam