Nguyên tắc vàng trong ăn uống để tránh ợ chua
Ợ chua không nguy hiểm nhưng không ít trường hợp viêm họng mãn, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được chữa tận gốc. Dịch dạ dày dư thừa có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, gây khó thở, viêm phế quản và phổi…
Nội dung bài viêt
1. Những nguyên tắc trong ăn uống để tránh ợ chua
1.1. Hạn chế chất béo
Các loại thực phẩm như thức ăn nhiều chất béo do lipid làm “van đóng” của dạ dày yếu đi. Axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn.
Vì thế khi ăn các loại thịt gia cầm (gà, vịt, …), cá, hoặc sữa chua nên chọn loại ít chất béo.
- Chất béo làm gia tăng nguy cơ ợ chua (ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, nên chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm: hạn chế chiên xào. Thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng sẽ giảm nguy cơ bị ợ chua. Bên cạnh đó, không nên nêm quá nhiều gia vị vào thức ăn.
Ngoài ra, các loại gia vị, tinh dầu, hành tỏi… cũng gây ra hậu quả tương tự.
1.2. Tăng cường chất xơ
Táo bón là một trong những lý do khiến dạ dày co thắt quá mức. Do đó, tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua.
Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu… vào chế độ ăn hàng ngày.
- Nên tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn (ảnh sưu tầm)
1.3. Lưu ý khi lựa chọn đồ uống để tránh ợ chua
Rượu là loại đồ uống bị loại bỏ đầu tiên nếu không muốn chứng ợ chua ghé thăm thường xuyên. Rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các co thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây.
Nước ép hoa quả, đặc biệt là trái cây thuộc họ cam quýt, cà chua, … chứa nhiều axit tự nhiên. Chúng có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa sự sản sinh axit trong dạ dày, đồng thời giúp hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu những khó chịu của chứng ợ chua.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa chua uống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch ở dạ dày, gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình “tiếp tay” cho chứng ợ chua.
2. Những cách chữa ợ chua hiệu quả bạn có thể áp dụng
2.1. Giấm táo
- Giấm táo có thể cải thiện tình trạng ợ chua (ảnh sưu tầm)
Giấm táo có thể giúp giảm bớt ợ chua. Các enzyme lành mạnh trong giấm táo có lợi cho việc cải thiện sức khoẻ tiêu hóa. Ngoài ra, tính axit của giấm táo giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và phục hồi độ pH của dạ dày. Pha 1 muỗng canh giấm táo với một cốc nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn để ngăn ngừa ợ chua.
2.2. Trà gừng
Một cách chữa bệnh ợ chua cũng rất hiệu quả là dùng trà gừng. Trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng như khí, chướng bụng và buồn nôn. Các hợp chất gingerols trong gừng giúp làm giảm viêm và kích ứng ở dạ dày. Gừng cũng kích thích dòng enzym giúp tăng cường quá trình tiêu hóa.
2.3. Bánh mì nướng
- Bánh mì nướng sẽ giúp hấp thu các chất độc từ hệ thống tiêu hóa (ảnh sưu tầm)
Khi bị các bệnh đường tiêu hóa như như ợ chua, bạn sẽ không muốn ăn gì. Nhưng một vài lát bánh mì nướng có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng này. Bánh mì nướng sẽ giúp hấp thu các chất độc từ hệ thống tiêu hóa. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
2.4. Nước ép nha đam
Nước ép nha đam giàu chất chống viêm, giúp làm dịu viêm và kích ứng ở dạ dày và lớp lót trong ruột. Điều này làm giảm bớt tình trạng ợ chua nếu nguyên nhân là trào ngược acid hoặc loét dạ dày. Ngoài ra, nước ép nha đam cũng là một thuốc nhuận tràng hiệu quả, tốt cho quá trình tiêu hóa.
2.4. Trà hoa cúc
- Trà hoa cúc có thể giúp làm giảm các triệu chứng ợ chua (ảnh sưu tầm)
Một vài chén trà hoa cúc có thể giúp làm giảm các triệu chứng ợ chua. Tính chống viêm của trà hoa cúc giúp cơ bắp thư giãn, có thể làm giảm đau và cải thiện quá trình tiêu hóa. Nó cũng làm giảm axit trong dạ dày.
Điều trị ợ chua không dễ, song chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.
Ợ chua không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, cần chú ý tới các nguyên tắc ăn uống trên để tránh ợ chua.
Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp