Những con đường lây truyền của bệnh giang mai

Bệnh giang mai từng là mối đe dọa lớn về sức khỏe cộng đồng. Bệnh này thường gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm khớp, tổn thương não và mủ đối với người mắc phải.

1. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (Syphillis) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Hình ảnh lâm sàng của bệnh rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, cả nữ giới và nam giới, thường gặp ở độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục phóng khoáng.

Thời gian ủ bệnh: thường 21-35 ngày, có thể từ 10 – 90 ngày, những vết loét này rất nguy hiểm, là yếu tố nguy cơ để lây truyền HIV.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum (Ảnh: internet)
Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum (Ảnh: internet)

Nguyên nhân gây bệnh giang mai do con xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ra các biến chứng dài hạn hoặc tử vong nếu không điều trị đúng cách.

3. Con đường lây truyền của bệnh giang mai

Bệnh giang mai lây qua con đường nào và bệnh giang mai lây như thế nào? Dưới đây là những con đường lây truyền của bệnh giang mai.

  • Lây truyền trực tiếp qua đường tình dục: xoắn khuẩn giang mai truyền qua dịch tiết niệu đạo, dịch âm đạo, niêm mạc da tại bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục. Do da và niêm mạc của bộ phận sinh dục tương đối mỏng nên khi có quan hệ tình dục, vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng thì nguy cơ giang mai lây qua đường miệng rất cao.
  • Lây truyền qua đường máu: Bất kì hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu… đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Bởi thời gian ủ bệnh của giang mai tương đối dài nên xoắn khuẩn giang mai tiềm ẩn trong máu của người bệnh trong một thời gian mà người bệnh không phát hiện ra. Do đó, người bệnh đi hiến máu và có thể truyền vi khuẩn giang mai này cho người nhận.
  • Giang mai cũng có thể lây qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm (tiêm chích ma túy) hoặc tiếp xúc với những vết thương hở trầy xước da của người bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai. Thường sẽ lây cho con sau tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ. Sau khi sinh, đứa con tiếp xúc mật thiết với người mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai.
  • Lây truyền gián tiếp: Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua những tiếp xúc với những đồ vật của người mắc bệnh giang mai như quần áo, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, khăn tắm,dao cạo…mà có dịch tiết, máu, mủ của người bệnh.
    Những con đường lây truyền(Ảnh: internet)
    Những con đường lây truyền (Ảnh: internet)

4. Đối tượng nguy cơ:

  • Những người có quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh giang mai.
  • Nam có quan hệ tình dục đồng giới
  • Những người có sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, heroin…
  • Những người hoạt động mại dâm
  • Những đứa trẻ có người mẹ mắc bệnh giang mai.
  • Những nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh: có thể lây nhiễm qua những vết thương hở, trầy xước.

DS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận