Những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng – Forlax giải pháp trị táo bón nặng
Bạn không nên xem thường những dấu hiệu cảnh báo của bệnh táo bón nặng, vì nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, phân tích tụ trong ruột già quá lâu cũng có thể dẫn đến thủng hoặc vỡ ruột và đe dọa tính mạng.
Nội dung bài viêt
1. Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng cần đặc biệt lưu ý:
1.1 Dấu hiệu của táo bón nặng
Táo bón là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Biểu hiện qua những dấu hiệu dễ nhận biết:
- Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc ít hơn.
- Phân khô, cứng hơn bình thường.
- Tình trạng đi tiêu không hết, khó khăn thường phải rặn kéo dài.
- Bạn thường xuyên có cảm giác rằng bạn chưa thải hết phân dù đã đại tiện được nhiều phân.
Táo bón
Bệnh táo bón nặng xảy ra khi đại tràng của bạn hấp thụ quá nhiều nước từ phân, khiến phân quá cứng, kết thành mảng to nên khó thải ra ngoài khi bạn đại tiện. Khi xuất hiện những dấu hiệu sau cần đặc biệt lưu ý:
- Phân bón khô có lẫn máu.
- Luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được khá ít.
- Cơ thể bị sốt nhẹ.
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Hay đau bụng, phần bụng dưới chướng to bất thường, hay có cảm giác đầy hơi.
- Bị rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hoặc són phân.
- Hậu môn đau rát, có hiện tượng sa trực tràng
- Bị trĩ.
1.2 Táo bón nặng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh táo bón năng là tình trạng ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, chứa quá nhiều đạm động vật, … và chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ít tập thể dục trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, việc bạn chủ quan không điều trị dứt điểm táo bón khiến bệnh thường xuyên tái phát hoặc diễn ra dai dẳng. Lâu ngày, các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng và gây nhiều biến chứng.
Một số nguyên nhân khác gây táo bón nặng:
- Bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột như ung thư đại trực tràng, u vùng bụng chèn ép đường ruột…
- Bệnh lý về thần kinh (chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, đột quỵ,…) khiến cho các cơ ở đại tràng và trực tràng kém hoạt động, giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài.
- Cơ vùng chậu suy yếu hoặc rối loạn hoạt động gây khó khăn trong việc tống xuất phân.
- Rối loạn hormon trong các bệnh cường cận giáp, tiểu đường, suy giáp
- Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con thì sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ khiến bạn rất dễ bị táo bón
- Đang dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung sắt, thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn canxi, clonidine và thuốc lợi tiểu.
- Tuổi tác cao, chức năng sinh lý giảm và sức mạnh của cơ co dọc đường tiêu hóa kém hơn so với khi còn trẻ, khiến phân dễ cứng hơn người bình thường.
2. Cách điều trị táo bón nặng
Khi xuất hiện các dấu hiệu táo bón nặng như trên, bạn cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán mà sẽ có các điều trị khác nhau.
2.1 Dùng thuốc điều trị táo bón Forlax
Thuốc điều trị táo bón Forlax
2.1.1 Giới thiệu thuốc điều trị táo bón Forlax
Forlax được sử dụng để điều trị táo bón. Mỗi gói chứa: Macrogol 4000: 10,00g.
Thuốc FORLAX là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng
PEG (Macrogol) 4000 có tác dụng nhuận tràng thẩm thấu. Theo WGO 2010, loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có mức độ chứng cứ tốt nhất là PEG (mức IA), lactulose chỉ khuyến cáo mức IIB. Do đó, nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón.
DẠNG BÀO CHẾ: Gói bột pha thành dung dịch uống.
2.1.2 Nguồn gốc thuốc điều trị táo bón Forlax
Forlax được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Ipsen Pharma, với thành phần chính Macrogol phân tử (PEG 4000). Forlax là thuốc không được kê toa thuộc nhóm điều trị bệnh đường tiêu hóa, có công dụng nhuận tràng, trị táo bón. Forlax có hoạt chất Macrogol phân tử.
2.1.3 Công dụng thuốc điều trị táo bón Forlax
Điều trị táo bón triệu chứng ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Trước khi điều trị nên loại trừ các rối loạn thực thể.
- Giá bán thuốc điều trị táo bón Forlax
Forlax có giá 5.000₫/Gói 10g, 100.000₫/Hộp 20 gói
- Địa chỉ mua thuốc điều trị táo bón Forlax
Forlax được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc không cần được bác sĩ kê đơn.
2.1.6 Cách sử dụng thuốc điều trị táo bón Forlax
Lượng thuốc trong mỗi gói phải được hòa tan trong 1 ly nước trước khi uống.
LIỀU LƯỢNG: 1 đến 2 gói (10-20 g) mỗi ngày, nên uống 1 lần vào buổi sáng.
Liều hàng ngày nên được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng có thể từ 1 gói uống cách ngày (đặc biệt ở trẻ em) đến 2 gói một ngày. Forlax có hiệu quả trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi uống.
FORLAX hiệu quả và an toàn và sử dụng được cho đa dạng đối tượng khác nhau. Có thể sử dụng cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao huyết áp, người bị đái tháo đường.
- Đối với trẻ em trên 8 tuổi và người lớn: FORLAX chỉ là biện pháp điều trị táo bón tạm thời kết hợp với chế độ ăn thích hợp và lối sống hợp vệ sinh, điều trị tối đa là 3 tháng vì thiếu dữ liệu lâm sàng cho việc sử dụng trên 3 tháng.
- FORLAX không chứa nhiều đường và polyol nên có thể kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân đang trong chế độ ăn kiêng không galactose.
- Không có dữ liệu về sự bài tiết của FORLAX vào sữa mẹ và sự phơi nhiễm toàn thân với FORLAX là không đáng kể. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú cần có sự tư vấn và giám sát từ bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Sự hồi phục của nhu động ruột do thuốc sẽ được duy trì bằng chế độ ăn uống và lối sống vệ sinh. Nếu triệu chứng vẫn còn mặc dù đã thực hiện chế độ ăn thích hợp và lối sống hợp vệ sinh, nên tìm và điều trị nguyên nhân.
Cơ chế tác động của PEG 4000 trong điều trị táo bón
2.1.7 Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng
Tuân thủ liều điều trị như uống đủ liều, đủ thời gian điều trị và bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào (ví dụ như dùng thuốc khi đói) giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý đang mắc.
Khuyến cáo cho người dùng:
- Điều trị táo bón với bất kỳ thuốc nào đều nên kết hợp với lối sống và chế độ ăn lành mạnh (ví dụ: chế độ ăn nhiều chất lỏng và chất xơ, hoạt động thể lực thích hợp và luyện tập phản xạ của ruột).
- Trước khi điều trị nên loại trừ các rối loạn thực thể. Có thể hiếm gặp phản ứng quá mẫn nặng và co thắt phế quản do trong thành phần của thuốc có sulphur dioxide.
- Thuốc này chứa sorbitol. Không dùng thuốc cho bệnh nhân không dung nạp fructose (bệnh di truyền hiếm gặp).
- Trong trường hợp bị tiêu chảy, thận trọng ở bệnh nhân có xu hướng rối loạn cân bằng nước- điện giải (người già, bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận hoặc bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu) và cân nhắc việc điều chỉnh điện giải.
- Đã ghi nhận được các trường hợp hít vào phế quản khi đưa lượng lớn polyethylene glycol và chất điện giải vào cơ thể qua ống thông mũi dạ dày.
- Những trẻ em thiểu năng hệ thần kinh có rối loạn chức năng vùng miệng đặc biệt hay gặp nguy cơ này.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Bệnh viêm ruột nặng (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn) hoặc phình đại tràng nhiễm độc. Thủng đường tiêu hóa hoặc có nguy cơ thủng đường tiêu hóa. Tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột, hẹp ruột triệu chứng. Hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. Nhạy cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
THẬN TRỌNG: Forlax không chứa nhiều đường và polyol và có thể kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân đang trong chế độ ăn kiêng không galactose
2.2 Tới bệnh viện hoặc phòng khám
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần tới bệnh viện hoặc phòng khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trực tràng, trương lực cơ của trực tràng và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định và loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, kiểm tra xem ruột có bị tắc nghẽn hay không.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hay CT.
- Nội soi đại tràng
- Xét nghiệm chức năng ruột.
3. Lời khuyên khi bị táo bón nặng
Thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón
- Bổ sung nhiều chất xơ, lợi khuẩn Probiotic, thực phẩm kích thích tiêu hóa như: khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ,…
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ – chất béo và các loại thịt đỏ.
- Uống đủ lượng nước từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động.
- Không đọc báo, truyện và chơi điện thoại khi đi ngoài.
- Tập thói quen đi ngoài đúng giờ, không nhịn vệ sinh, tránh rặn mạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh viêm nhiễm.
DS Lưu Thị Bảo Yến