Những điều cần biết về barrett thực quản

Có khoảng 10-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị biến chứng thành Barrett thực quản. Vậy Barrett thực quản là gì? Căn bệnh này có gây ung thư thực quản không?

1. Barrett thực quản là gì?

Barrett thực quản là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Thường gặp ở những người mắc trào ngược dạ dày (GERD) trong thời gian dài. Khi bị Barrett thực quản, các tế bào này thay đổi cả màu sắc lẫn thành phần và chuyển sang dạng cột.

Barrett thực quản (Internet)
Barrett thực quản (Internet)

2. Barrett thực quản có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Barrett thực quản là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản. Tuy nhiên, rủi ro này là rất nhỏ. Đây là bệnh không di truyền, không lây nhiễm. Thời gian tiến triển tử Barrett thực quản thành ung thư thực quản có thể kéo dài nhiều năm tuy nhiên nếu không đượcphastt hiện và điều trị sớm barrett thực quản có thể tiến triển nhanh kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân cụ thể gây Barrett thực quản vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có đến 10-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị biến chứng thành căn bệnh này. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này đã được chỉ ra như:

  • Tiền sử bệnh: Ợ nóng, ợ hơi, trào ngược dạ dày mãn tính
  • Độ tuổi, giới tính: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nam giới có xu hướng mắc nhiều hơn nữ giới
  • Người da trắng
  • Béo phì
  • Hút thuốc

4. Triệu chứng

Người bệnh mắc Barrett thực quản thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với trào ngược dạ dày, khó tiêu acid.

  • Thường xuyên thức giấc buổi tối do ợ nóng
  • Đau ngực
  • Nghẹn, khó nuốt
  • Nôn, buồn nôn, chua miệng. Nôn ra máu đỏ hoặc có màu như bã cà phê
  • Hơi thở yếu, khò khè
  • Viêm thanh quản, khàn tiếng

Song cũng có không ít người mắc bệnh mà không có các triệu chứng gì bất thường cho đến khi được phát hiện trong một lần thăm khám sức khỏe.

5. Điều trị

Nguyên tắc trong điều trị Barret thực quản là ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược lên thực quản, bảo vệ tế bào lót thực quản và ngăn ngừa bệnh tiến triển, nhất là thành ung thư thực quản. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Sử dụng thuốc kháng acid để trung hòa acid dịch vị, kiểm soát triệu chứng: nhôm hydroxid, magie,… kết hợp với Sucraflat giúp hình thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Nhóm thuốc giảm nồng độ acid: Kháng H2 (cimetidine, ranitidine); Ức chế bơm Proton (omeprazole, lansoprazole, esomeprazole)
  • Metoclopamide, cisapride,… giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, tăng trương lực co thắt thực quản dưới, tăng nhu động ruột, nhanh làm rỗng dạ dày.

6. Dự phòng

  • Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ nóng
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giảm bớt gánh nặng đường tiêu hóa.
  • Hạn chế đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Không hút thuốc
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn
  • Kiểm soát cân nặng
  • Gối cao đầu khi ngủ
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe
  • Tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn để theo dõi kịp thời tiến triển của bệnh.

DS Thu Trang

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận