Mụn trứng cá và những điều cần biết
Mụn trứng cá không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo tâm lí tự tin, ngại giao tiếp và nguy cơ dẫn đến chứng trầm cảm. Chính vì vậy việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh đúng cách để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống là công việc hết sức cần thiết.
Nội dung bài viêt
1. Mụn trứng cá là gì?
- Mụn trứng cá – căn bệnh để lại nhiều lo lắng cho giới trẻ
Mụn trứng cá là một bệnh lý của nang lông tuyến bã. Có thể khởi phát từ thời niên thiếu, đến tuổi trưởng thành, có khi kéo dài đến tuổi 35 – 45.
2. Ai có thể mắc bệnh trứng cá
- Trứng cá sơ sinh, trứng cá trẻ em: đây là dạng trứng cá hiếm gặp, có thể xuất hiện sau khi sinh, thường xuyên gặp ở bé trai có thể kéo dài đến 3 tuổi.
- Trứng cá thông thường ở tuổi thanh thiếu niên: lứa tuổi hay bị trứng cá là 12- 13 đối với nữ và 14- 15 đối với nam. Nếu không được điều trị, bệnh dễ kéo dài và gây các biến chứng.
- Trứng cá tuổi trưởng thành: bệnh xuất hiện ở những bệnh nhân tuổi trên 25, bao gồm: mụn trứng cá khởi phát muộn, mụn trứng cá kéo dài.
- Trứng cá ở tuổi già: thể này thường xuất hiện các nhân trứng cá to trên các mô lỏng lẻo, xung quanh mắt, hai bên má của người già.
3. Nguyên nhân gây mụn
Trứng cá xuất hiện do nhiều yếu tố tác động:
- Những yếu tố liên quan đến bệnh: lứa tuổi, giới tính, yếu tố gia đình, chủng tộc, lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng nhiều thuốc, nghề nghiệp, thói quen ăn uống. Trong đó, những ảnh hưởng về nội tiết, stress, môi trường, hậu quả từ việc lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng, các sản phẩm có corticoid ngày càng có tính chất phổ biến.
- Các yếu tố không liên quan đến nội tiết: sự tẩy rửa thường xuyên (lạm dụng xà phòng), nhiệt độ bên ngoài gia tăng, suy nghĩ lo lắng quá mức, làm việc trí óc căng thẳng, xúc cảm mạnh, tình trạng tiêu hoá không ổn định, ăn nhiều đường mỡ, gia vị, thiếu vitamin nhóm B, vitamin H, tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất, dầu, mỡ, môi trường ô nhiễm, là các yếu tố làm gia tăng tình trạng tiết bã.
4. Biểu hiện của mụn trứng cá
- Mụn có nhiều hình thái và mức độ tổn thương khác nhau dẫn đến khó điều trị
- Trứng cá thông thường
- Trứng cá dạng u nang
- Các tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, nhân trứng cá đầu đen, nhân trứng cá hỗn hợp)
- Các tổn thương viêm (sẩn, mụn mủ, nốt, nang), sẹo.
- Trứng cá đỏ do corticosteroid, trứng cá do mỹ phẩm, trứng cá bọc, trứng cá hoại tử, trứng cá do dùng thuốc…
5. Điều trị mụn trứng cá
5.1. Nguyên tắc điều trị:
- Giảm sự hoạt động quá mức của tuyến bã.
- Giảm sừng hóa cổ nang lông.
- Khống chế sự phát triển của vi trùng.
- Chống viêm.
5.2. Cách điều trị
- Thăm khám và trị liệu theo chỉ định Bác sĩ chuyên môn
- Sử dụng qui trình chăm sóc da trị liệu mụn trứng cá
- Điều trị bằng laser, ánh sáng, tần số vô tuyến.
- Điều trị và phòng sẹo do mụn trứng cá
5.3. Lưu ý
- Một là chống viêm sớm ngay từ đầu
- Hai là phải tôn trọng cấu trúc da, không nặn, rạch, hút mụn trứng cá. Nhất là trong giai đoạn tổn thương đang viêm nhiễm.
Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, nhất là ở những thành phố lớn. Chính vì vậy, bệnh trứng cá đang là một vấn đề lớn đối với cộng đồng. Hiểu biết những thông tin về loại mụn này để có thể giúp chúng ta phòng tránh bệnh hiệu quả.
PGS.TS Huỳnh Văn Bá
PCT Hội Da liễu Việt Nam
Trưởng Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược Cần Thơ