Những nguyên nhân suy thận bạn nên biết

Nhiều người rất bất ngờ khi nhận chẩn đoán bị suy thận, họ hoang mang không biết nguyên nhân suy thận do đâu. Vậy, nguyên nhân suy thận là gì? Cách phòng tránh ra sao?

Nguyên nhân suy thận bạn nên biết
Nguyên nhân suy thận bạn nên biết

1. Nguyên nhân suy thận

Suy thận được chia làm 2 dạng theo thời gian mắc bệnh:

  • Suy thận cấp.
  • Suy thận mạn.

Vậy cụ thể, nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp và suy thận mạn là gì?

Nguyên nhân suy thận cấp tính có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Nhồi máu cơ tim: Một cơn đau tim có thể dẫn đến suy thận tạm thời.
  • Tiêu cơ vân: Tổn thương thận có thể xảy ra do phân hủy cơ. Tình trạng này là do mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác.
  • Giảm lưu lượng máu đến thận trong một khoảng thời gian. Điều này có thể xảy ra do mất máu hoặc sốc.
  • Tắc ống thận, tắc nghẽn tại thận, tắc niệu quản hoặc niệu đạo.
  • Hội chứng tán huyết urê huyết: Thường do nhiễm khuẩn E.coli, suy thận phát triển do tắc nghẽn các cấu trúc chức năng nhỏ và mạch bên trong thận.
  • Nuốt phải một số loại thuốc có thể gây độc cho thận.
  • Viêm cầu thận: Trong quá trình viêm cầu thận, các cầu thận bị viêm và làm suy giảm khả năng lọc nước tiểu của thận. Viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận mạn tính ở một số người.
  • Bất kỳ tình trạng nào làm giảm lưu lượng oxy và máu đến thận, chẳng hạn như ngừng tim đều là nguyên nhân gây suy thận.

Nguyên nhân suy thận mạn tính có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Bệnh thận do đái tháo đường: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao mạn tính (tăng huyết áp) có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.
  • Lupus: Đây là một bệnh viêm mạn tính/ bệnh tự miễn dịch có thể làm tổn thương da, khớp, thận và hệ thần kinh.
  • Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài.
  • Hội chứng alport (viêm thận di truyền): Một rối loạn di truyền gây điếc, tổn thương thận tiến triển và dị tật mắt.
  • Hội chứng thận hư: Một tình trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi sự xuất hiện của protein trong nước tiểu, protein trong máu thấp, mức cholesterol cao và sưng mô.
  • Bệnh thận đa nang – một rối loạn có tính di truyền, đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều u nang chứa đầy chất lỏng trên thận.
  • Cystinosis: Một rối loạn di truyền có thể dẫn đến sỏi thận nghiêm trọng.
  • Viêm thận kẽ hoặc viêm bể thận: Tình trạng viêm các cấu trúc nhỏ bên trong thận.

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý dẫn đến suy thận cấp và mạn tính thì thói quen sống thiếu khoa học cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận:

  •  Uống nước đóng chai có gas, nước ngọt nhiều sẽ làm tăng gánh nặng lên thận, lâu ngày có thể gây ra các bệnh về thận.
  • Ăn quá mặn dễ dẫn đến bệnh cao huyết áp, khiến máu khó lưu thông đến thận, gây suy giảm chức năng cơ quan này.
  • Uống quá ít nước.

Những nguyên nhân kể trên sẽ làm bạn có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn người bình thường. Do đó, ngoài hạn chế những nguyên nhân gây suy thận thì việc phòng ngừa cũng rất cần thiết.

2. Cách phòng ngừa suy thận

Cách phòng tránh suy thận hiệu quả
Cách phòng tránh suy thận hiệu quả

Nhiều người trong chúng ta ít quan tâm đến sức khỏe thận của mình. Sự thật là 33% người lớn ở Hoa Kỳ có nguy cơ phát triển bệnh thận.

Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận là tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sử gia đình mắc bệnh thận và béo phì.

Dưới đây là 7 quy tắc vàng trong phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Đi khám sức khỏe định kỳ

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thận bằng 2 xét nghiệm đơn giản: Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có albumin (một loại protein) trong nước tiểu hay không.

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao có thể làm hỏng thận và khiến tăng khả năng mắc bệnh thận. Nếu bị huyết áp cao, người bệnh nên dùng thuốc để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Đồng thời, thực hiện các điều chỉnh đối với lối sống, chẳng hạn như cắt giảm muối và rượu, giảm cân thừa và tập thể dục.

Quản lý lượng đường trong máu

Tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân suy thận. Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm cả những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của một người như hormone, bệnh tật hoặc căng thẳng.

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm các mạch máu bên trong thận bị thu hẹp và tắc nghẽn, khiến  tổn thương mạch máu, gây hại cho thận. Nếu không may bị tiểu đường, cách tốt nhất để bảo vệ thận là kiểm soát đường huyết ở mức cho phép. Người bệnh cần thực hiện những thay đổi về  chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn sẵn chứa nhiều natri và tập thói quen ăn nhạt sẽ rất tốt cho huyết áp và thận. Bên cạnh đó, hãy nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế các đồ uống ngọt, không tốt với sức khỏe.

Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp giữ cân nặng ở mức hợp lý, kiểm soát huyết áp và cholesterol, xây dựng sức mạnh và độ bền, đồng thời giảm nguy cơ mắc các tình trạng như tiểu đường, bệnh tim và thận. Có nhiều loại bài tập giúp giữ gìn sức khỏe bao gồm: Đi bộ, làm việc nhà, chơi một môn thể thao hoặc tập thể dục nhịp điệu (chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, leo cầu thang hoặc đi bộ đường dài).

Xem thêm

5 bài thuốc chữa suy thận từ đông y

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra bệnh ở mọi cơ quan của cơ thể, nó cũng là nguyên nhân gây suy thận. Để phòng tránh suy thận, tốt nhất bạn nên bỏ thuốc.

Không lạm dụng thuốc giảm đau

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau NSAID (thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen) có thể gây ra bệnh thận. Sử dụng NSAID trong thời gian dài, đặc biệt ở liều cao sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây hại cho mô thận.

Suy thận là bệnh gây mệt mỏi và tốn kém cho người bệnh. Tốt nhất, bạn nên tìm cách phòng tránh nguyên nhân suy thận để không phải khốn đốn vì căn bệnh này.

BS. Nguyễn Thị Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận